Không khí trong lành: những lợi ích vô giá cho sức khỏe mà bạn phải biết

Không khí trong lành mang lại nhiều lợi ích vô giá cho sức khỏe

Không khí trong lành là điều quý giá đối với tất cả mọi người. Cuộc sống hiện đại và quá trình đô thị hóa khiến cho không khí ngày càng ô nhiễm. Tất cả người dân sống trong khu vực có chất lượng không khí suy giảm đều bị ảnh hưởng. Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe là hết sức nguy hiểm. Có lẽ, chúng ta chỉ thực sự trân trọng giá trị của không khí trong lành khi bầu không khí chúng ta hít thở hàng ngày đã không còn an toàn như trước.

Vậy, bạn đã biết gì về những lợi ích của không khí trong lành? Hãy đọc các thông tin sau đây để hiểu về tác dụng vô giá mà không khí sạch mang lại cho sức khỏe của bạn nhé!

1. Giảm dị ứng và hen suyễn

Không khí trong lành giảm dị ứng và hen suyễn

Hai trong những hậu quả phổ biến của ô nhiễm không khí lên sức khỏe là tình trạng dị ứng và hen suyễn. Do đó, ngay khi không khí ô nhiễm được làm sạch trở lại, các tình trạng này nhất định sẽ suy giảm.

2. Không khí trong lành giúp Chức năng phổi tốt hơn

Không khí trong lành cải thiện chức năng phổi

Tất cả mọi người đều cần không khí để hít thở. Khi hít thở, chúng ta mang vào cơ thể tất cả những thành phần rất nhỏ có trong không khí. Các hạt có kích thước nhỏ như PM 2.5 và PM 10 có thể xâm nhập sâu vào hệ hô hấp. Khi không khí ô nhiễm, nồng độ PM 2.5 thường tăng cao đến rất cao. Gần đây, nồng độ PM 2.5 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh liên tục cao vượt ngưỡng giới hạn. Điều này chắc chắn gây nguy hại cho phổi của tất cả những ai hít phải không khí đó.

Không khí trong lành có chỉ số AQI nằm trong khoảng từ 0 đến 50. Nồng độ bụi mịn PM 2.5 khi đó nằm ở mức dưới 50 microgam trên 1 mét khối không khí. Lúc này, phổi của bạn gần như không gặp phải nguy cơ đến từ các tác nhân gây ô nhiễm. Như vậy, chức năng phổi tốt hơn chính là một lợi ích quý giá mà không khí sạch mang lại cho cơ thể.

3. Cải thiện năng suất hoạt động

Không khí sạch cải thiện năng suất hoạt động

Não của bạn cần khoảng 20% lượng oxy trong cơ thể. Lượng oxy này trực tiếp đến từ không khí mà bạn sử dụng để hít thở. Khi hít thở không khí trong lành, bạn sẽ:

  • Tập trung tốt hơn
  • Suy nghĩ sắc bén hơn
  • Cảm thấy tràn trề năng lượng

Với những lợi ích này, năng suất hoạt động của bạn được cải thiện đáng kể. Không ai có thể thoải mái hoạt động trong bầu không khí ô nhiễm, phải không nào?

4. Cải thiện chức năng hệ miễn dịch

Không khí trong lành cải thiện chức năng miễn dịch

Virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và làm suy giảm chức năng miễn dịch. Không khí bị ô nhiễm là không khí có sự thay đổi bất thường về thành phần vật lý, hóa học và sinh học. Như vậy, bên cạnh bụi bẩn và khí độc, không khí ô nhiễm cũng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Khi hít thở không khí này, bạn có nguy cơ nhiễm những căn bệnh lây qua đường hô hấp. Không khí sạch không chứa những tác nhân này. Chắc chắn rằng một lợi ích quý báu của không khí sạch cho sức khỏe chính là sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch.

5. Tâm trạng được cải thiện

Không khí sạch cải thiện tâm trạng

Một tác dụng có thể bạn không biết của không khí trong lành là sự cải thiện tâm trạng. Serotonin là một loại hormone giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và thư thái. Khi hít thở không khí sạch, cơ thể của bạn sẽ sản xuất nhiều loại hormone này hơn. Ngược lại, điều đó sẽ không xảy ra khi bạn hít thở không khí ô nhiễm.

Nếu được hít thở không khí trong lành hàng ngày, tâm trạng của bạn sẽ tốt hơn. Đây là một lợi ích vô giá mà bạn nhất định phải biết.

6. Giảm nguy cơ huyết áp cao

Giảm nguy cơ huyết áp cao

Việc hít thở không khí có nồng độ PM 2.5 cao có thể khiến bạn gặp nguy cơ cao huyết áp. Đây là một tác hại rất nghiêm trọng mà ô nhiễm không khí mang lại cho sức khỏe của bạn. Để ngăn ngừa điều này, bạn cần để bản thân tiếp xúc với không khí trong lành thường xuyên. Khi đó, bụi mịn PM 2.5 sẽ không thể xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và máu để gây ra nguy hại cho cơ thể bạn.

7. Không khí trong lành giúp ngủ ngon hơn

Ngủ ngon hơn

Chất lượng không khí có vai trò quan trọng để bạn có được giấc ngủ ngon. Khi ngủ, bạn có thể ngừng suy nghĩ và ngừng mọi cảm xúc. Song, hô hấp là điều mà cơ thể bạn luôn vô thức duy trì khi ngủ. Do đó, có thể thấy chất lượng không khí có mối liên hệ trực tiếp với giấc ngủ của bạn.

Khi không khí bị ô nhiễm, bạn sẽ gặp khó chịu. Điều này gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng, đau nhức đầu, lâu ngày dẫn tới suy nhược cơ thể. Các chức năng khác của hệ hô hấp và tuần hoàn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Đổi lại, khi không khí sạch, bạn có thể thoải mái tận hưởng giấc ngủ. Không chỉ cải thiện tâm trạng, có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn cũng sẽ tràn trề năng lượng khi thức giấc.

8. Không khí trong lành giúp kéo dài tuổi thọ

Không khí trong lành giúp kéo dài tuổi thọ

Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ. Thông thường, những người khỏe mạnh sống lâu hơn những người có vấn đề về sức khỏe. Ô nhiễm không khí mang lại một loạt nguy cơ cho sức khỏe của bạn. Những nguy cơ này có thể là ngắn hạn như kích ứng mắt, ho, khó thở,.. Và những nguy cơ lâu dài bao gồm suy giảm chức năng phổi, thậm chí là ung thư.

Không khí trong lành cuốn trôi mọi nguy cơ đến từ không khí ô nhiễm. Điều hiển nhiên là bạn sẽ không còn lo lắng các bệnh tật đến từ tác nhân gây ô nhiễm không khí. Do đó, chung quy lại, chắc chắn người dân sống cùng không khí sạch sẽ có tuổi thọ dài hơn.

Kết luận

Không khí trong lành là vô giá đối với tất cả mọi người. Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp bạn nhận thấy những ích lợi quý báu của không khí sạch. Để biết cách khiến cho không khí không bị ô nhiễm, bạn hãy đón đọc các bài viết tiếp theo từ Sunny-Eco nhé!

Xem thêm:

>> Chỉ số AQI: cách hiểu đơn giản để nắm bắt thực trạng ô nhiễm không khí

>> PM 2.5 và PM 10: những điều bạn phải biết để hiểu về ô nhiễm không khí

>> Tác hại của ô nhiễm không khí lên da và các cách phòng tránh

>> Hiện tượng nghịch nhiệt và ô nhiễm không khí có mối liên hệ như thế nào?

>> Thực trạng ô nhiễm không khí: những thống kê báo động tại Hà Nội

>> Hậu quả của ô nhiễm không khí lên sức khỏe của bạn là gì?

>> Chất lượng không khí tại Hà Nội: các trang web uy tín mà bạn nên theo dõi

>> AirVisual có đáng tin cậy để bạn theo dõi chất lượng không khí hay không?

>> Không khí ô nhiễm: bạn cần làm gì để giảm tối đa nguy cơ cho sức khỏe?