TDS là gì?

TDS là gì? Tất cả những thông tin mà bạn cần biết về TDS

TDS là gì? Các giá trị TDS khác nhau có ý nghĩa như thế nào? Bạn cần làm gì đối với từng giá trị TDS đo được?

TDS là một cụm các chữ cái viết tắt khiến rất nhiều gia đình cảm thấy băn khoăn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp mọi thông tin mà bạn thắc mắc về TDS. TDS là gì? Giá trị TDS cao nên được phiên giải như thế nào? Và bạn cần đưa ra biện pháp ứng xử gì đối với từng giá trị TDS khác nhau?

Định nghĩa TDS

TDS là gì?

Hiện nay người dùng Máy lọc nước đều được nghe nói đến chỉ số TDS khi dử dụng. Nhiều trường hợp, người dân còn được các Chuyên viên bán hàng tư vấn thử nước bằng bút đo TDS.

Vậy chỉ số này có thực sự là chỉ số nước sạch?

Chúng ta biết rằng, quá trình lọc nước ở nhà máy nước không thể lấy đi 100% các vi chất trong nước. Một lượng nhỏ vi chất này được gọi là TDS. Cụ thể, TDS là viết tắt của Total Dissolved Solids, được hiểu là “tổng chất rắn hòa tan” có trong nước của gia đình bạn.

Từ khái niệm trên, bạn đã có thể bước đầu hiểu rõ hơn về TDS. Hãy đọc thêm các thông tin tiếp theo về chỉ số này nhé!

TDS là gì? – Các chất rắn hòa tan mà TDS nói tới

Các chất rắn hòa tan trong nước

Các chất rắn hòa tan mà TDS nói tới chủ yếu bao gồm các ion:

  • Canxi
  • Magie
  • Kali
  • Natri
  • Bicacbonat
  • Clorua
  • Sunfat

Ngoài ra, các chất rắn hòa tan trong nước còn bao gồm một lượng nhỏ các chất hữu cơ hòa tan.

Trong môi trường nước tự nhiên, như nước suối, nước ngầm, nước sông đều có lượng lớn chất rắn hòa tan này. Các chất rắn này rất cần thiết và tốt cho cơ thể nếu ở trong ngưỡng cho phép. Canxi, Magiê, Kali, Sắt (Fe)…đều rất cần.

Cách đo lường như thế nào?

Đo lường TDS

Có nhiều cách thức khác nhau có thể được áp dụng để đo lường TDS. Các cách thức đó bao gồm:

  • Làm bay hơi nước và đo lường lượng chất rắn còn sót lại.

Phương pháp này đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính chuyên môn và gây mất thời gian.

  • Sử dụng các thiết bị điện tử

Hiện nay có nhiều thiết bị có thể được sử dụng để đo lường TDS của nước. Bên cạnh các thiết bị phức tạp, trên thị trường có bày bán rất nhiều bút thử nước. Những thiết bị này cho kết quả nhanh chóng. Song, độ chính xác còn tùy thuộc vào các thiết bị.

Giá trị TDS cho thấy điều gì về độ tinh khiết của nước?

Độ tinh khiết của nước theo TDS

Giá trị TDS đo lường số mg chất rắn hòa tan có trong 1 lít nước. Tương ứng với mỗi giá trị, bạn có thể đưa ra kết luận về độ tinh khiết của nước. Cụ thể, các giá trị TDS khác nhau sẽ tương ứng với tính chất của nước như sau:

  • Từ 0 đến 50: nước có độ tinh khiết rất cao
  • Từ 50 đến 100: nước có độ tinh khiết cao
  • Từ 100 đến 300: nước có độ tinh khiết trung bình
  • Từ 300 đến 600: nước không còn tinh khiết
  • Từ 600 đến 1000: nước có vị biến chất
  • Trên 1000: nước không an toàn để uống

Chỉ số cao dẫn tới vấn đề gì?

Nước có cặn

Khi TDS tăng cao, các vấn đề mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Nước có vị khó chịu (chát hoặc mặn)
  • Nước có cặn và đục màu
  • Mảng bám trên vật chứa nước

TDS tăng cao có gây hại cho sức khỏe hay không?

Thông thường, vấn đề chính mà bạn gặp phải khi nước có giá trị TDS cao là sự suy giảm mùi vị và độ trong của nước. Ngoài ra, sức khỏe của bạn không gặp phải mối nguy hiểm trực tiếp nếu TDS có giá trị cao.

Tuy nhiên, TDS cao có thể là một chỉ điểm cho thấy nước của bạn chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể, ví dụ như Asen. Do đó, khi xét nghiệm chất rắn hòa tan trong nước cho kết quả cao, bạn nên thực hiện thêm các xét nghiệm khác để có được kết quả cuối cùng về nồng độ các chất gây hại tồn tại trong nước mà mình sử dụng.

Có phải cứ uống nước có TDS càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe?

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyến cáo rằng bạn nên uống nước có giá trị TDS không quá 500. Khi nước có TDS vượt quá 500, có thể trong nước có chứa nhiều chất rắn hòa tan có hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng nước càng tinh khiết (có giá trị TDS càng thấp) thì càng tốt cho cơ thể, bạn đã mắc phải một quan niệm sai lầm. TDS thấp đồng nghĩa với việc các chất rắn hòa tan có lợi trong nước cũng có nồng độ thấp. Khi uống nước tinh khiết lâu ngày, cơ thể bạn có thể bị thiếu các chất khoáng và ion có lợi.

Do đó, bạn nên uống nước có độ TDS vừa phải, nằm ở giá trị xung quanh 175. Khi đó, nước mà bạn sử dụng vừa không chứa các ion có hại vượt quá nồng độ cho phép, vừa chứa vừa phải các ion có lợi cho sức khỏe.

Cần làm gì để giữ TDS của nước ở mức độ có lợi cho sức khỏe?

Để giữ cho TDS của nước luôn ở mức an toàn, bạn hãy cân nhắc việc sử dụng máy lọc nước nano.

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều các dòng máy lọc nước khác nhau. Kinh nghiệm mua máy lọc nước mà bạn nên tham khảo bao gồm các tiêu chí:

  • Nhu cầu của bạn: Bạn muốn lọc nước để ăn uống hay cho các các mục đích khác như tắm gội?
  • Công nghệ lọc: Nano hay RO?
  • Dung tích
  • Giá thành
  • Thương hiệu
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Trong các tiêu chí trên, việc lựa chọn công nghệ lọc là một bước quan trọng. Mỗi công nghệ lọc đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Công nghệ lọc RO nổi tiếng là có thể lọc sạch gần như toàn bộ chất rắn hòa tan có trong nước. Tuy nhiên, nếu không có lõi lọc bổ sung khoáng, nước đầu ra sẽ là nước tinh khiết thiếu những khoáng chất cần thiết. Ngược lại, công nghệ lọc nano có thể giữ lại những khoảng chất có lợi trong nước. Nước đầu ra từ máy lọc nước nano có giá trị TDS cao hơn so với máy lọc nước theo công nghệ RO. Song, nước từ máy nano rất an toàn và có lợi cho cơ thể. Gia đình bạn sẽ không phải mua thêm lõi lọc bổ sung khoáng cho nước mà vẫn có được nước sạch để uống trực tiếp.

Kết luận

Như vậy, bạn đã biết tất cả những thông tin quan trọng trả lời cho câu hỏi “TDS là gì?”. Ngoài ra, bạn cũng đã có thông tin về độ tinh khiết của nước ứng với các giá trị TDS khác nhau. Nước có độ TDS cao thường chủ yếu giảm chất lượng về mùi vị và màu sắc chứ không trực tiếp gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, giá trị TDS cao có thể là dấu hiệu để bạn làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định độ an toàn của nước. Ngược lại, uống nước có TDS quá thấp thì không tốt cho sức khỏe. Giải pháp mà gia đình bạn nên áp dụng là sử dụng máy lọc nước nano để làm sạch nước.

Xem thêm:

>> Kinh nghiệm mua máy lọc nước: những tiêu chí mà bạn cần cân nhắc

>> Nước cứng: thành phần và những dấu hiệu nhận biết

>> Nước cứng ảnh hưởng như thế nào đến da và tóc?

>> Làm mềm nước cứng giúp bạn tiết kiệm chi phí như thế nào?

>> Nước cứng: những tác hại gây ra cho thực phẩm, đồ uống và cách xử lý

>> Rửa mặt bằng nước cứng: hậu quả khôn lường và các biện pháp xử lý

(Nguồn tham khảo Wiki)