Chất lượng không khí

Chất lượng không khí tại Hà Nội: các trang web uy tín mà bạn nên theo dõi

Chất lượng không khí tại Hà Nội đang có nhiều diễn biến rất phức tạp. Từ tháng 9 năm 2019 đến nay, thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội liên tục xấu đi. 8 triệu người dân thủ đô cần các nguồn thông tin chính thống để theo dõi chất lượng không khí.

Nếu bạn hiện sống tại Hà Nội, bạn đang sử dụng nguồn thông tin nào để cập nhật tình trạng không khí hàng ngày? Để kịp thời bảo vệ bản thân, bạn hãy xem danh sách những trang web mà Sunny-Eco đã tổng hợp ở dưới đây nhé!

1. Cổng Thông tin Quan trắc Môi trường

Chất lượng không khí đo bởi cổng thông tin quan trắc môi trường

Cổng Thông tin Quan trắc Môi trường là cơ quan của Tổng cục Môi trường. Đây là nguồn cung cấp thông tin rất uy tín về chất lượng không khí. Bên cạnh Hà Nội, trang web còn cung cấp thông tin về tình hình không khí tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Thọ, Quảng Ninh và Huế. Ngoài ra, hàng tháng, trang web cũng xuất bản các báo cáo tổng hợp về tình hình chất lượng không khí trên nhiều địa bàn.

Khi truy cập trang web, bạn sẽ biết thông tin về các chỉ số: AQI, PM 2.5, PM 10, CO và O3. Trang web cũng xếp loại chất lượng không khí và đưa ra khuyến cáo tương ứng.

Bạn có thể truy cập website tại liên kết sau đây: cem.gov.vn 

2. Số liệu trạm quan trắc của Đại Sứ quán Mỹ

Đại Sứ quán Mỹ có đặt trạm quan trắc tại Hà Nội ở quận Hoàn Kiếm. Số liệu lấy từ trạm của Đại Sứ quán Mỹ cũng được Trung tâm Quan trắc Môi trường Miền Bắc sử dụng để tổng hợp báo cáo hàng tháng. Tuy nhiên, nội dung trên trang web được viết bằng tiếng Anh.

Bạn hãy theo dõi các hướng dẫn sau đây để dễ dàng hiểu nội dung trang web nhé!

Chỉ số AQI

Chất lượng không khí Hà Nội đo bởi Đại sứ quán Mỹ

Ngay khi truy cập trang web, bạn sẽ thấy bảng thống kê dữ liệu AQI tại Hà Nội. Các số liệu này được thống kê theo các giờ. Màu sắc của các cột biểu thị chất lượng không khí. Để hiểu các màu sắc này, bạn có thể tải hình ảnh sau đây về máy để tiện theo dõi:

Chất lượng không khí theo chỉ số AQI

Nồng độ PM 2.5

PM 2.5 đo tại Đại sứ quán Mỹ

Ngay khi nhấn vào tab “concentration” cạnh “AQI”, bạn sẽ có thông tin về nồng độ bụi mịn PM 2.5 theo thời gian thực. Theo khuyến cáo của Tổng cục Môi trường, ngưỡng giới hạn của PM 2.5 là 50 microgam trên 1 mét khối không khí. Khi vượt quá ngưỡng này, các nhóm người nhạy cảm dễ gặp phải vấn đề sức khỏe. Nồng độ PM 2.5 càng cao thì các mối nguy cho sức khỏe càng tăng. Khi nồng độ tăng quá cao, những người khỏe mạnh nhất cũng gặp nguy cơ cho sức khỏe.

Để theo dõi các thông tin trên, bạn hãy nhấn vào đường liên kết này và lưu trang web lại nhé!

3. Trang web của Nhóm Dự án Chất lượng Không khí Thế giới

Nhóm Dự án Chất lượng Không khí Thế giới đã thành lập trang web để thống kê chất lượng không khí theo thời gian thực tại rất nhiều đất nước. Tại Hà Nội, các chỉ số được tổng hợp từ nhiều trạm quan trắc uy tín.

Trang web cập nhật ô nhiễm không khí

Các chỉ số được cập nhật bao gồm AQI, PM 2.5, PM 10, O3 và CO. Bạn có thể dựa vào màu sắc theo bảng phân loại giá trị AQI ở trên để hiểu về tình trạng không khí.

Để truy cập trang web, bạn hãy nhấn vào liên kết: http://aqicn.org/city/vietnam/hanoi/

Kết luận

Như vậy, bạn đã có trong tay các cách thức tin cậy để biết về tình hình không khí. Bạn không nên tin tưởng vào các ứng dụng hoặc trang web sử dụng thông tin không chính thống. Để bảo vệ bản thân và gia đình một cách kịp thời và hiệu quả, bạn hãy chia sẻ bài viết này cho tất cả mọi người nhé!

Xem thêm:

>> Tác hại của ô nhiễm không khí lên da và các cách phòng tránh

>> Hiện tượng nghịch nhiệt và ô nhiễm không khí có mối liên hệ như thế nào?

>> Chỉ số AQI: cách hiểu đơn giản để nắm bắt thực trạng ô nhiễm không khí

>> PM 2.5 và PM 10: những điều bạn phải biết để hiểu về ô nhiễm không khí

>> Thực trạng ô nhiễm không khí: những thống kê báo động tại Hà Nội

>> Hậu quả của ô nhiễm không khí lên sức khỏe của bạn là gì?