Tác nhân gây ô nhiễm nước phổ biến và cách loại bỏ

Tác nhân gây ô nhiễm nước

Tác nhân gây ô nhiễm nước chính là thành phần khiến cho nước của bạn không còn an toàn. Bạn nên nắm rõ thông tin về các tác nhân này và cách loại bỏ chúng khỏi nước.

Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước đang ngày càng gia tăng ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp tạo ra gánh nặng lớn cho nguồn nước. Các hoạt động này làm gia tăng tác nhân gây ô nhiễm trong nước. Hậu quả của điều này là sự ô nhiễm nước ngầm và nước mặt. Các hệ thống xử lý nước cho công chúng chỉ có thể loại bỏ một phần chất có hại trong nước. Khi chất có hại có mặt quá nhiều, hệ thống này bị quá tải và không thể đảm bảo 100% chất lượng nước. Cuối cùng, tác nhân gây ô nhiễm có thể xuất hiện trong chính nước sinh hoạt của gia đình bạn.

Để hiểu hơn về các tác nhân này và cách loại bỏ chúng, bạn hãy đọc thông tin dưới đây nhé!

1. Các tác nhân gây ô nhiễm phổ biến trong nước

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại tạp chất có hại trong nước. Các tác nhân có hại phổ biến nhất được phân loại theo các nhóm lớn dưới đây:

Nhóm tác nhân vi sinh vật gây ô nhiễm nước

Tác nhân gây ô nhiễm nước vi sinh vật

  • Coliform:

Vi khuẩn coliform tồn tại phổ biến trong môi trường và phần lớn là vô hại. Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng trong nước cho thấy đã có sự cố xảy ra với hệ thống xử lý hoặc đường ống phân phối nước. Đặc biệt, nếu coliform trong phân và ecoli tồn tại trong nước, khả năng cao là nước đã bị nhiễm chất thải của người và động vật. Chúng có thể gây ra các tác động cấp tính cho con người. Các vấn đề sức khỏe điển hình là tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu.

  • Giardia lamblia

Giardia lamblia là một loại ký sinh trùng. Chúng xâm nhập vào nước ở sông hồ thông qua nước thải và chất thải của động vật. Giardia lamblia gây bệnh về đường tiêu hóa. Loại ký sinh trùng này có thể tồn tại lâu trong môi trường và khó có thể loại bỏ bằng các chất khử trùng clo cơ bản.

  • Cryptosporidium

Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng xâm nhập vào sông hồ thông qua nước thải và chất thải động vật. Lớp vỏ của chúng cho phép chúng tồn tại lâu dài trong môi trường và chống chịu được chất khử trùng clo. Bệnh do Cryptosporidium có thể gây các vấn đề nhẹ về đường tiêu hóa. Song, chúng có thể gây bệnh nặng hoặc tử vong với người có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng.

Nhóm tác nhân phóng xạ gây ô nhiễm nước

Tác nhân gây ô nhiễm nước phóng xạ

Chất ô nhiễm phóng xạ là một nhóm tác nhân gây ô nhiễm nước. Các chất gây ô nhiễm phổ biến bao gồm:

  • Chất phóng xạ phát ra tia alpha

Một số khoáng chất là chất phóng xạ và có thể phát ra một dạng bức xạ gọi là bức xạ alpha. Khi chất phát xạ alpha tồn tại vượt ngưỡng cho phép trong nước, chúng có thể làm phát triển bệnh ung thư ở người uống nước này nhiều năm.

  • Chất phóng xạ phát ra tia beta và photon

Ngoài bức xạ alpha, một số chất phóng xạ có thể phát ra bức xạ beta và bức xạ photon. Tương tự với các chất bức xạ alpha, các chất bức xạ beta và photon cũng gây ra ung thư cho người uống phải nước nhiễm các chất này trong thời gian dài.

  • Radium

Tổng lượng radium được phép có mặt trong nước là rất nhỏ. Song, nếu sự cố rò rỉ chất phóng xạ xảy ra, radium có thể gia tăng trong nguồn nước. Nếu thời gian tiếp xúc diễn ra lâu ngày, nguy cơ ung thư ở người uống nước sẽ gia tăng.

  • Radon

Khí radon có thể hòa tan và tích tụ trong các nguồn nước ngầm. Nếu như việc hít thở không khí chứa radon lâu ngày gây ung thư phổi, thì việc uống nước chứa radon lâu ngày cũng dẫn tới nguy cơ phát triển ung thư ở người.

Nhóm tác nhân vô cơ gây ô nhiễm nước

Tác nhân gây ô nhiễm nước vô cơ

Một tác nhân gây ô nhiễm nước rất phổ biến khác là các chất vô cơ.

Các chất vô cơ phổ biến có thể gia tăng trong nước bao gồm: Amiăng, bari, cadmium, crom, đồng, chì, thủy ngân, selen, v.v… Trong đó, bạn cần đặc biệt lưu ý các chất vô cơ dưới đây:

  • Asen

Asen còn được biết đến với tên gọi thạch tín. Đây là một kim loại nặng có độc tính cao. Nếu một người uống nước nhiễm asen lâu năm, người đó sẽ có nguy cơ gặp các tổn thương ở phổi, tim, thận, bàng quang và gan. Asen cũng có hại cho hệ thống thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên và hệ tuần hoàn. Việc tiếp xúc với asen lâu ngày cũng có thể dẫn tới ung thư.

  • Flo

Ở nhiều nơi trên thế giới, Flo được thêm vào nước uống để tăng cường sức khỏe răng miệng. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), việc uống nước có chứa flo nhiều hơn 4 mg/L lâu năm sẽ dẫn tới các bệnh về xương, điển hình là đau xương và yếu xương. Nếu hàm lượng này là 2 mg/L, trẻ em dưới 9 tuổi sẽ phát triển răng bị xỉn và rỗ.

  • Chì

Chì thường xâm nhập vào nước thông qua hệ thống đường ống cũ. Trẻ em và phụ nữ có thai là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi nước nhiễm chì.

Nhóm chất khử trùng gây ô nhiễm nước

Một nhóm tác nhân gây ô nhiễm nước khác đến từ các chất khử trùng. Nhiều đơn vị xử lý nước sử dụng chất khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật trong nước. Song, chúng có thể để lại dư lượng cao trong nước và gây ra vấn đề sức khỏe.

  • Clo

Một số người có thể gặp khó chịu ở mắt, mũi và dạ dày nếu uống phải nước chứa quá nhiều clo.

  • Chloramin

Nước chứa chlolamin thường an toàn, song sẽ có hại nếu chloramin vượt quá ngưỡng cho phép. Khi đó, người uống phải nước cũng sẽ gặp phải vấn đề về mắt, mũi và dạ dày.

  • Clo dioxit (ClO2)

Clo dioxit là một chất được thêm vào nước để kiểm soát mùi và vị của nước. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu uống phải nước có chứa nhiều clo dioxit có thể gặp phải các tác động lên hệ thần kinh cũng như thiếu máu. Tác động này cũng có thể ảnh hưởng lên thai nhi nếu phụ nữ mang thai uống nước chứa nhiều clo dioxit.

2. Cách kiểm soát các tác nhân gây ô nhiễm trong nước

Kiểm soát các tác nhân gây ô nhiễm nước

Hiện nay, việc gia tăng vấn đề ô nhiễm nước khiến các nhà máy xử lý nước không thể đảm bảo tuyệt đối chất lượng nước cho gia đình bạn. Thêm vào đó, hệ thống đường ống xuống cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường. Để đảm bảo chất lượng nước uống và sinh hoạt, bạn cần chủ động tìm đến các biện pháp kiểm soát tác nhân gây ô nhiễm nước.

Hiện nay, các sản phẩm xử lý nước hiện đại đã được nghiên cứu và giới thiệu vào đời sống. Bạn hãy cân nhắc sử dụng các thiết bị lọc nước dưới đây:

  • Bình lọc nước mini.

Bình lọc nước mini có kích thước nhỏ, song khả năng lọc rất mạnh. Bạn có thể dùng bình lọc nước để lấy nước uống trực tiếp cho gia đình.

  • Máy lọc nước gia đình

Máy lọc nước gia đình có công suất lọc trung bình. Bạn có thể dùng thiết bị này để lấy nước uống trực tiếp và nấu ăn.

  • Máy lọc nước công suất lớn

Máy lọc nước công suất lớn – hay hệ thống lọc tổng, được dùng để lọc nước sinh hoạt. Với công suất lọc lên tới hàng ngàn lít nước mỗi giờ, máy có thể phục vụ nhu cầu của cả hộ gia đình và cả doanh nghiệp.

Các thiết bị kể trên đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm thiểu tối đa (xuống dưới ngưỡng nguy hại) các tác nhân gây ô nhiễm nước. Nhờ các thiết bị này, bạn có thể yên tâm về độ an toàn của nước uống và nước sinh hoạt.

3. Tại sao bạn nên tin dùng máy lọc nước công nghệ nano?

Hiện nay, thị trường máy lọc nước có các sản phẩm với rất nhiều công nghệ lọc khác nhau. Trong số đó, máy lọc nước công nghệ nano vượt trội với các ưu điểm:

  • Không dùng điện
  • Không tạo nước thải
  • Không gây tiếng ồn
  • Đặc biệt nhỏ gọn
  • Tiết kiệm chi phí khi mua và tu sửa máy nhờ đã tối giản các linh kiện cồng kềnh, gây tốn kém
  • Đảm bảo tuyệt đối chất lượng nước sau lọc
  • Thân thiện với môi trường

Nếu bạn là một người muốn tiết kiệm chi phí, tận dụng không gian sống và bảo vệ môi trường, máy lọc nước công nghệ nano chính là lựa chọn số 1 cho gia đình bạn.

Kết luận

Sunny-Eco hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các tác nhân gây ô nhiễm nước và cách loại bỏ chúng. Bạn hãy dựa vào những thông tin này để đưa ra lựa chọn phù hợp cho gia đình mình nhé!

Hiện nay, Sunny-Eco cung cấp rất nhiều máy lọc nước với tính năng và dung tích đa dạng. Với ưu đãi hấp dẫn và chế độ chăm sóc tận tình, bạn nhất định sẽ cảm thấy hài lòng với các sản phẩm từ Sunny-Eco.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với Sunny-Eco qua hotline 1900 636587 để nhận được giải đáp. Hoặc, bạn có thể đến thăm showroom của Sunny-Eco tại số 500 Thụy Khuê – Bưởi – Tây Hồ – Hà Nội để nhận được sự tư vấn trực tiếp và chuyên nghiệp nhất. Nếu bạn sinh sống tại các tỉnh thành khác, bạn có thể tra cứu hệ thống đại lý của Sunny-Eco tại ĐÂY .

Sunny-Eco rất hân hạnh được phục vụ!

Xem thêm:

Máy lọc nước nano nào tốt để bạn sử dụng lâu dài?

Cục lọc nước có cấu tạo thế nào và ưu – nhược điểm ra sao?

Sửa máy lọc nước: những điều nên làm và điều cần tránh

Styren trong nước: nguồn gốc, tác hại và cách xử lý