Nước ngầm là gì, có an toàn hay không và lưu ý khi sử dụng

Nước ngầm là một khái niệm không hề xa lạ với tất cả mọi người. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ loại nước này đến từ đâu, được hình thành ra sao và có an toàn để sử dụng hay không. 

Các nhà khoa học đã ước tính rằng lượng nước ẩn sâu dưới lòng đất nhiều hơn gấp một nghìn lần so với nước của tất cả sông hồ cộng lại. Thật thú vị phải không? Để trả lời những câu hỏi cơ bản nhất về nguồn tài nguyên dồi dào này, bạn hãy đọc những thông tin dưới đây nhé!

1. Nước ngầm là gì và đến từ đâu?

Nước ngầm là một thành phần của chu trình nước tự nhiên. Chu trình này được minh họa như hình ảnh dưới đây:

Nước ngầm trong chu trình nước

Khi trời mưa, nước mưa rơi xuống các bề mặt trên Trái Đất (mặt đất, mái nhà, lá cây, v.v…). Một phần nước này được bay hơi, và một phần được giữ lại do đã thấm xuống mặt đất. Phần này tiếp tục đi xuyên qua mặt đất cho đến khi chạm tới lớp đá bão hòa. Lớp đá này được gọi là bão hòa do chúng đã đạt tới khả năng thấm nước tối đa. Tại đó, nước được giữ lại và được gọi là “nước ngầm”. Dòng nước này di chuyển chậm và cuối cùng có thể đổ ra sông, suối, hồ và đại dương.

Như vậy, loại nước này làm nền cho hầu hết mọi nơi trên Trái Đất, bao gồm:

  • Vùng đồng bằng
  • Vùng đồi núi
  • Sa mạc

Nước ngầm có thể tồn tại ở rất gần bề mặt Trái Đất, ví dụ như phía dưới đầm lầy. Hoặc, nó có thể ở cách mặt đất hàng trăm mét, ví dụ như tại một số vùng đất khô cằn. Nước ở độ sâu rất nông có thể mới được hình thành chỉ vài giờ trước đó. Ở độ sâu vừa phải, nước có thể đã tồn tại được hàng trăm năm. Ở độ sâu rất lớn, sau khi đã chảy qua một quãng đường dài từ các nguồn khác nhau, nước có thể đã có mặt từ vài nghìn năm trước đó. Như vậy, không phải lúc nào con người cũng có thể xác định, tiếp cận, đo lường hay nghiên cứu nước ngầm.

2. Nước ngầm có tầm quan trọng như thế nào?

Sử dụng nước ngầm

Tầng nước nằm dưới bề mặt Trái Đất đóng vai trò rất quan trọng với đời sống của con người. Nó là nguồn cung cấp:

  • Nước uống cho con người
  • Nước tưới tiêu cho nông nghiệp
  • Nước cho sông suối, ao hồ và đại dương

Cụ thể hơn, trong hoạt động hàng ngày, đây là nguồn cung cấp:

  • Nước cho các công ty nước sạch để phân phối đến người dân
  • Nước cho những người sống tại nơi không có hệ thống phân phối nước
  • Nước cho những người sống tại vùng thiếu nước mặt

3. Nước ngầm có an toàn để sử dụng hay không?

Nếu không qua xử lý, nước từ thiên nhiên luôn chứa các thành phần khác ngoài phân tử nước. Các thành phần đó có thể có nguồn gốc từ chính tự nhiên, như cát, bụi, khoáng chất. Chúng cũng bao gồm các thành phần xuất phát từ hoạt động công – nông nghiệp của con người.

Ngày nay, sự gia tăng hoạt động sản xuất trong đời sống con người đã dẫn tới các nguy cơ ô nhiễm cho nước ngầm.

Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm do con người

Nguồn gây ô nhiễm

Dưới đây là các nguồn gây ô nhiễm cho tầng nước dưới bề mặt Trái Đất.

Các bể chứa

Có rất nhiều bể chứa được xây dựng và lắp đặt để lưu trữ xăng, dầu, hóa chất và các loại chất lỏng khác. Có hàng triệu bể chưa như thế dưới lòng đất và trên mặt đất. Theo thời gian, chúng có thể bị ăn mòn, nứt vỡ và gây rò rỉ. Nếu các chất ô nhiễm này xâm nhập vào nước ngầm, sự ô nhiễm nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Hệ thống tự hoại

Các hệ thống tự hoại được thiết kế để từ từ làm thoát chất thải của của con người xuống lòng đất với tốc độ chậm và vô hại. Tuy nhiên, nếu được thiết kế, lắp đặt, xây dựng hay bảo trì sai cách, các hệ thống này có thể làm rò rỉ vi khuẩn, hóa chất gia đình và các hóa chất khác gây ô nhiễm cho nước ngầm.

Chất thải nguy hại không được kiểm soát

Chất thải nguy hại là các chất thải chứa yếu tố:

  • Độc hại
  • Phóng xạ
  • Lây nhiễm
  • Dễ cháy
  • Dễ nổ
  • Gây ăn mòn
  • Gây ngộ độc
  • Có các đặc tính nguy hại khác

Ngay cả tại các nước phát triển hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, việc xử lý chất thải nguy hại vẫn là một vấn đề gây đau đầu. Nguyên nhân là bởi có hàng nghìn địa điểm xử lý chất thải nguy hại bị bỏ hoang hoặc không được kiểm soát. Con số này liên tục tăng lên mỗi năm. Nếu các thùng chứa chất thải nguy hại bị rò rỉ, các chất thải này có thể thấm vào đất, sau đó do tác động của trọng lực len lỏi qua các lớp đá và ngấm vào nước ngầm. Điều này gây ra mối nguy khôn lường cho sự an toàn của con người.

Các bãi rác

Bãi rác là nơi tập trung và chôn lấp rác thải. Các khu vực chôn lấp cần được thiết kế để có lớp đáy đủ khả năng ngăn chặn các chất ô nhiễm từ rác thải xâm nhập vào nước. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có thể đảm bảo được điều này. Ngay cả khi có lớp đáy, sự nứt vỡ cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi đó, mọi chất ô nhiễm này sẽ ngấm sâu xuống đất và theo thời gian xâm nhập vào nước ngầm.

Hóa chất trong nông nghiệp

Việc sử dụng hóa chất rộng rãi là một nguồn gây ô nhiễm nước ngầm tiềm năng. Có rất nhiều hóa chất được sử dụng gần mặt đất như:

  • Thuốc trừ sâu
  • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Thuốc diệt cỏ dại
  • Thuốc diệt côn trùng
  • Phân bón

Khi trời mưa, các hóa chất này có thể bị cuốn trôi theo nước, ngầm xuống mặt đất và xâm nhập vào nước ngầm.

Các nguy cơ sức khỏe con người có thể gặp phải khi dùng nước ngầm chưa xử lý

Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng trực tiếp

Mỗi chất ô nhiễm tiềm ẩn những nguy cơ và gây ra vấn đề khác nhau cho sức khỏe. Nếu con người sử dụng trực tiếp nước ngầm cho ăn uống, các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể phát triển. Ví dụ như:

  • Viêm gan và kiết lỵ do ô nhiễm từ chất thải trong bể phốt
  • Ngộ độc do các yếu tố gây hại trong nước giếng
  • Ung thư do sử dụng nước ô nhiễm lâu ngày

Không chỉ có con người, động vật cũng là một đối tượng gặp nguy cơ cao.

Vì những lý do ở trên, mọi người không được sử dụng trực tiếp nước ngầm cho ăn uống.

4. Lưu ý khi khai thác nước ngầm từ giếng khoan để sinh hoạt

Tại Việt Nam, có rất nhiều hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan cho sinh hoạt, ăn uống. Từ rất lâu, giếng khoan là một công cụ để con người sử dụng các tầng nước ngầm ở gần mặt đất. Tuy nhiên, vì các lý do ở trên, đây không phải là nguồn nước an toàn để sử dụng trực tiếp. Các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân có thể tồn tại vượt ngưỡng và gây hại. Các chất ô nhiễm khác có thể tích lũy trong cơ thể và gây bệnh sau thời gian dài.

Nếu gia đình bạn đang sử dụng nước giếng khoan, bạn hãy lựa chọn hệ thống lọc nước giếng khoan cho gia đình. Nhờ đó, bạn có thể loại bỏ các chất có hại trong nước và điều chỉnh các thành phần trong nước về ngưỡng an toàn.

Một dòng máy ưu việt trên thị trường là hệ thống lọc nước giếng khoan không sử dụng điệnkhông loại bỏ nước thải. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Bạn có thể tham khảo 2 sản phẩm sau đây từ Sunny – Eco:

Hệ thống lọc nước giếng khoan Sunny Eco GK3C
Hệ thống lọc nước giếng khoan Sunny Eco GK2C Hệ thống lọc nước giếng khoang Sunny – Eco GK3C
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại ĐÂY Xem thêm thông tin về sản phẩm tại ĐÂY

Kết luận

Như vậy, bạn đã trả lời được những câu hỏi cơ bản về nước ngầm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với Sunny-Eco qua hotline 1900 636587 để nhận được giải đáp. Hoặc, bạn có thể đến thăm showroom của Sunny-Eco tại số 173 – ngõ 279 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội để nhận được sự tư vấn trực tiếp và chuyên nghiệp nhất. Nếu bạn sinh sống tại các vùng khác, bạn có thể tra cứu hệ thống đại lý của Sunny-Eco tại ĐÂY .

Sunny-Eco rất hân hạnh được phục vụ!

Xem thêm:

>> 4 máy lọc nước giá rẻ, nhỏ gọn, chất lượng chuẩn châu Âu năm 2020

>> 5 sai lầm về máy lọc nước nhiều người hay mắc phải năm 2020

>> Máy lọc nước không dùng điện: nguyên lý hoạt động và các ưu điểm