Sốt phát ban: Định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Sốt phát ban là gì? Nguyên nhân gây bệnh ra sao? Triệu chứng thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây!

1. Sốt phát ban là gì? Có mấy loại? 

a. Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là gì

Sốt phát ban được hiểu là tình trạng cơ thể nóng lên kèm theo hiện tượng nổi những đốm nhỏ nhô lên. Loại sốt này thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhanh khỏi nếu được điều trị kịp thời

b. Có mấy loại? 

Sốt phát ban có hai loại chính, đó là: Ban đỏ và ban đào

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Nguyên nhân gây sốt phát ban do đâu?

Nguyên nhân gây sốt phát ban do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh thường do virus herpes 6 hay 7 làm nên. Nó có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc cơ thể nếu một trong hai người đang bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung các đồ cá nhân.

Người lớn không nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh sẽ có thể gây ảnh hưởng. Song, nếu sức đề kháng tốt thì bệnh không tiến triển nặng. Theo ghi nhận cụ thể, ở một vài trường hợp, dù không phát ban hay sốt nhẹ thì bạn vẫn có khả năng truyền virus cho con mình và các thành viên trong gia đình thông qua nước bọt hoặc hệ hô hấp

Khi mắc bệnh sẽ không nguy hiểm tới tính mạng. Xong, ở một số trường hợp cá biệt, bệnh có thể sốt cao và dẫn tới các biến chứng khó lường.

3. Triệu chứng sốt phát ban ra sao? 

Theo các bác sĩ, bệnh lý sốt này có các triệu chứng diễn ra trong vòng từ 1-2 tuần sau khi đã nhiễm bệnh. Những dấu hiệu có nhiều cách biểu hiện, dưới thể có thể không nhìn thấy được bằng cảm quan hoặc xuất hiện khá ít khiến nhiều người chủ quan, không để ý.

Sốt là biểu hiện đầu tiên của sốt phát ban

Sốt là biểu hiện đầu tiên khi nhiễm bệnh

Những biểu hiện của bệnh sốt phát ban bao gồm:

Sốt cao:  Bệnh nhân sốt cao trên 39,4 độ C ngay cả khi nhiễm bệnh. Với trẻ nhỉ, những triệu chứng đi kèm bao gồm: Viêm họng, ho, sốt, sổ mũi…Quan sát bằng cảm quan, bạn sẽ thấy có một số hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ. Thông thường, cơn sốt này sẽ kéo dài tầm từ 3-5 ngày.

– Phát ban: Đa số các trường hơp ngoài sốt sẽ kèm với phát ban ngay sau đó. Ở trẻ nhỏ, da các bé sẽ xuất hiện những đốm đỏ, nhỏ hoặc bằng hạt đậu. Một số đốm theo ghi nhận có màu trắng vòng quanh nó. Ban đầu, phát ban sẽ chỉ tập trung ở vùng đầu, sau đó lan ra các bộ phận khác trong cơ thể, chả hạn như: Ngực, bụng, lưng, cánh và cỏ tay. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp lại không lan tới mặt hay chân.

Tình trạng phát ban có thể chỉ diễn ra sau vài giờ hoặc vài ngày lên cơn sốt mà không gây ra bất cứ sự khó chịu nào cho trẻ nhỏ.

– Một số triệu chứng khác có thể kể tới như: Tiêu chảy nhẹ, khó chịu, chán ăn, mắt bị sưng mí

4. Cách phòng và điều trị bệnh như thế nào?

Cách phòng và điều trị sốt phát ban như thế nào?

Cách phòng và điều trị sốt phát ban như thế nào?

– Cách điều trị

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để hạn chế nhanh tình trạng sốt cao, ví dụ như thuốc acetaminophen và ibuprofen. Ngoài ra, bạn cần kết hợp hạ sốt bằng việc lau người bằng nước ấm cho trẻ.

– Cách phòng bênh:

  • Không đưa trẻ tới nơi đông người
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý cho trẻ
  • Không cho trẻ dùng tay gãi da
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất như dầu gội, sữa tắm…
  • Không mặc quần áo bó, có khả năng kích ứng da
  • Không ăn đồ sống, thực phẩm lạnh khi đang sốt cao

Như vậy, chúng tôi vừa cùng bạn đi tìm hiểu về bệnh sốt phát ban. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích về căn bệnh này để phòng chống hiệu quả hơn!

TIN LIÊN QUAN: 

Dấu hiệu sốt xuất huyết phổ biến mà bạn phải biết

Sốt xuất huyết 2019 sắp bước vào thời kỳ đỉnh dịch

Sốt xuất huyết: những nguy cơ đến từ vật chứa nước trong nhà