PM2.5 là gì? Có bao nhiêu loại bụi mịn hiện nay? Tác hại ra sao?

Trong thời gian gần đây, các cụm từ khóa: “PM2.5”, “bụi mịn”…. đang là những đề tài thu hút sự quan tâm không nhỏ của cộng đồng. Bởi vì, chúng được coi như tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vậy PM2.5 là gì? Có bao nhiêu loại bụi mịn hiện nay? Tác hại ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu trong bài viết này!

1. PM2.5 là gì?

PM 2.5 là gì?

PM 2.5 là gì?

Bụi được hiểu là hỗn hợp các hạt vô cơ hoặc hữu cơ tồn tại dưới thể lỏng hoặc rắn, có thể bay lơ lửng trong không gian. Theo khoa học, bụi được ký hiệu là pm (viết tắt của từ tiếng anh Particulate Matter).

PM2.5 là gì? Đây là ký hiệu để chỉ loại bụi mịn 2.5, gồm tập hợp những hạt bụi có kích thước 2,5 micron trở xuống, nhỏ hơn gấp 30 lần so với sợi tóc của con người. Về bản chất, bụi dạng 2,5 được hình thành từ các chất có trong tự nhiên, ví dụ như Ni tơ, Các bon, hợp chất kim loại…

2. Nguồn gốc dẫn đến hình thành bụi mịn 2.5 ở Việt Nam ra sao?

a. Nguồn gốc nhìn từ thực tế

Từ thực tế cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nguồn gốc dẫn tới việc hình thành bụi mịn 2.5 ở nước ta. Đó chính là sự phát triển về kinh tế, dân sinh. Nó dẫn tới nhu cầu về cơ sở hạ tầng, nhà cửa ngày càng nhiều. Các công trình kiến trúc, xây dựng đua nhau mọc lên. Do đó, khiến việc hình thành lên bụi mịn siêu độc hoàn toàn không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, vì lượng dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, do đó, lượng khí thải khi tham gia giao thông, sản xuất công nghiệp lẫn trong môi trường ngày một lớn

Bụi pm2.5 do xây dựng cơ sở hạ tầng quá nhiều gây ra

Bụi pm2.5 do xây dựng cơ sở hạ tầng quá nhiều gây ra

b. Bảng số liệu thống kê

Theo số liệu thống kê được công bố, tại cuộc hội thảo về chủ đề: “Ô nhiễm không khí – Mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng” vào năm 2017: Tính trung bình chỉ trong năm 2016, chỉ số pm2.5 ở TP. HCM đã là 28,2 μg/m3, vượt quá tiêu chuẩn của WHO những 3 lần. Còn ở Hà Nội, con số này là 50.5, tức gấp 5 lần so với hàm lượng được phép theo WHO.

Những năm trở lại đây, Hà Nội liên tiếp chỉ đứng sau thủ đô New Delhi của Ấn Độ về tỷ lệ ô nhiễm. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại

3. Có tất cả bao nhiêu loại bụi mịn hiện nay?

Trên thực tế, bụi mịn có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên nổi lên chính là 3 loại bụi hay được nhắc tới, bao gồm PM 2.5 như nói ở trên và hai dòng PM1.0 và PM10

  • Bụi mịn PM1.0: Bụi mịn PM1.0 cũng như loại PM2.5 là những hạt bụi tồn tại ở dạng lỏng hay rắn. Chúng lượn lờ trong không trung với kích thước nhỏ hoặc bằng 1 micromet. Loại này đã có ở nước ta nhiều năm trước, nhất là khi nhiệt độ xuống thấp. Đồng thời, nền không khí trở nên khô, nóng bức.
  • Bụi mịn PM10: Là những hạt bụi sinh ra từ tự nhiên, chả hạn như: Bão cát, núi lửa, cháy rừng…Cũng có thể, chúng được tìm thấy từ các chất thải do sinh vật gây nên như: Phấn hoa, nước thải côn trùng. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất tạo bụi PM10 là do hoạt động của con người với thiên nhiên: Đốt rác bừa bãi, đốt nhiên liệu, chặt phá rừng trái phép…Theo các nhà khoa học, bụi mịn có kích thước dao động từ 2.5-10 micromet,

4. Bụi mịn PM2.5 gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào?

Khi biết được bụi PM2.5 là gì, chúng ta cần quan tâm, nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người thế nào? Theo các chuyên gia, đây là dạng bụi siêu độc, vì chúng có khả năng làm cơ thể nhiễm bẩn, hình thành nên những bệnh lý rất nguy hiểm:

a. Làm tầm nhìn giảm xuống rõ rệt khi di chuyển

Một khi nồng độ bụi mịn pm2.5 trong không khí lên cao, chúng sẽ khiến bầu không gian trở nên mờ ảo, dày đặc khói bụi dẫn tới tầm nhìn bị giảm nghiêm trọng khi di chuyển trên đường

Bụi mịn PM2.5 làm tầm nhìn khi đi đường giảm xuống nghiêm trọng

Bụi mịn PM2.5 làm tầm nhìn khi đi đường giảm xuống nghiêm trọng

b. Gây các bệnh lý về hô hấp cực kỳ nguy hiểm

Bụi mịn PM2.5 có thể dễ dàng đi vào cơ thể con người thông qua hệ hô hấp. Từ đó, gây ra các bệnh lý nguy hiểm, chả hạn như: Đột quỵ, tim mạch, khó thở, ung thư, sổ mũi…

c. Tác nhân đẩy nhanh bệnh xơ gan

Ngoài hai mối nguy hiểm tiềm ẩn trên, bụi mịn 2.5 còn là tác nhân thúc đẩy bệnh xơ gan tiến triển nặng hơn, làm rối loạn chức năng gan. Đồng thời, nó được coi như một trong những thủ phạm chính gây tiểu đường ở người.

5. Làm thế nào để phòng tránh bụi mịn PM2.5

Sau khi đã hiểu biêt bụi mịn PM2.5 là gì, mỗi người cần ý thức sự nguy hiểm của nó với sức khỏe. Để từ đó, nhằm có biện pháp phòng tránh cho bản thân và gia đình mình hiệu quả nhất.

Một số biện pháp bạn có thể áp dụng cho chính mình và gia đình trong việc phòng chống bụi PM2.5 hiệu quả là:

– Thứ nhất, hạn chế ra ngoài đường, những nơi công cộng khi không có việc thực sự cần thiết

– Thứ hai, vệ sinh cá nhân, đặc biệt chân tay sạch sẽ trước khi ăn uống hoặc di chuyển về nhà, đến cơ quan

– Thứ ba, sử dụng những loại khẩu trang đặc thù, có khả năng chống độc, bụi bẩn siêu mịn tốt, chất lượng.

– Thay quần áo sau khi di chuyển về nhà

Đeo khẩu trang là cách phòng chống bụi mịn cực hiệu quả

Đeo khẩu trang là cách phòng chống bụi mịn cực hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của Sunny-Eco về: PM2.5 là gì? Có bao nhiêu loại bụi mịn hiện nay? Tác hại ra sao? Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết trên!

TIN LIÊN QUAN: 

Tác hại của ô nhiễm không khí lên da là gì? Phòng tránh ra sao?

Không khí ô nhiễm: bạn cần làm gì để giảm tối đa nguy cơ cho sức khỏe?

Ô nhiễm không khí được gây ra bởi những nguyên nhân nào?