Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu về: Khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này trong bài viết sau nhé!

1. Khái niệm viêm mũi dị ứng là gì? Có mấy loại?

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là gì?

a. Khái niệm 

Viêm mũi dị ứng được hiểu là tình trạng niêm mạc (phần màng lót ở phía trong mũi) có hiện tượng bị viêm khi hít phải dị nguyên (chất kích thích gây dị ứng). Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì bệnh lý này chỉ đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các dị nguyên đó.

b. Phân loại và triệu chứng mỗi thể

Theo các chuyên gia y tế, loại bệnh này được chia làm hai loại: Loại có chu kỳ (theo mùa) và không có chu kỳ (theo năm).

  • Loại có chu kỳ:

+ Thường xảy ra vào đầu mùa lạnh hay nóng, tỷ lệ nhiễm bệnh còn tùy theo thời tiết. Ngoài ra, việc điều trị bệnh này còn căn cứ vào mức độ cũng như sự tiến triển đã biến thành mãn tính hay chưa.

+ Nếu gặp thể bệnh nay, bạn sẽ có những triệu chứng như: Cảm thấy cay, ngứa mùi, hắt xì hơi liên tục, chảy nước mắt, có hiện tượng cay, nóng mắt, ngứa ở vùng hầu họng, thường xuyên hắt hơi chảy nước mũi vào sáng sớm sau khi thức dây, tối dịu hẳn đi

Triệu chứng mỗi thể viêm mũi ra sao?

Triệu chứng mỗi thể viêm mũi ra sao?

  • Bệnh viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ:

– Tính chất triệu chứng giống hệt như có chu kỳ, chỉ khác là không theo mùa, chẳng phụ thuộc thời tiết. Cơn bệnh không xuất hiện đột xuất, chỉ có dấu hiệu hắt hơi ít nhưng nghẹt mũi tăng dần, kéo dài trong một khoảng thời gian, thường với hai cơn viêm liên tiếp

– Nếu bệnh diễn biến lâu dài sẽ thành mãn tính, nghẹt mũi vì thế diễn ra thường xuyên. Từ đó, dẫn tới những biến chứng khôn lường về sức khỏe, chả hạn như: Ù tai, nhức đầu, đau đầu….

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

– Khi bạn hít phải những dị nguyên gây kích ứng thì tại hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra chất histamin nhằm chống lại những tác động trực tiếp từ bên ngoài môi trường gây hại. Tuy nhiên, dù có lợi ích phản kháng kích thích của dị nguyên song chính histamine lại là nguyên nhân làm cho những triệu chứng viêm mũi xuất hiện.

3. Các dạng dị ứng gây viêm hay gặp

Các dạng dị ứng gây viêm hay gặp là:

+ Phấn hoa

+ Cỏ dại

+ Nấm mốc

+ Bụi

+ Lông thú

+ Nước hoa

+ Khói thuốc

4. Sự khác nhau giữa viêm mũi thường với viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi do dị ứng khác hẳn cơ chế với viêm mũi thường

Viêm mũi do dị ứng khác hẳn cơ chế với viêm mũi thường

Để thấy rõ sự khác nhau giữa hai loại bệnh này, hãy nhìn vào bảng so sánh sau:

Các yếu tố so sánh Viêm mũi dị ứng Viêm mũi thường
Tiền sử Bệnh nhân  có tiền sử dị ứng Có tiền sử bị viêm mũi dị ứng do nhiễm khuẩn
Nguyên nhân – Cơ chế Do cơ chế phản ứng với các dị nguyên, làm giải phóng histamin quá mức, gây ra dị ứng.

Nguyên nhân gây bệnh:
• Từ ngoài vào: Phấn hoa, khói bụi, hóa chất…
• Từ bên trong:Do cơ địa dị ứng,sự chuyển hóa độc tố của vi khuẩn gây viêm amidan.

Do nhiễm khuẩn vì virus, vi khuẩn
Triệu chứng Đột ngột có các triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi… Không đột ngột, hắt hơi ít nhưng tắc mũi, mũi chứa dịch nhầy hay có mủ. Người bệnh mệt mỏi, có thể bị lạnh, sốt
Xét nghiệm Tìm thấy số ượng tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) lớn, tăng nhiều Xét nghiệm thấy ít các tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil)

5. Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng thế nào?

Để chữa căn bệnh trên triệt để, bạn hãy áp dụng các cách sau:

+ Hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân gây bệnh

+ Sử dụng các loại thuốc như: Kháng histamin, thuốc chứa corticoid, thuốc xịt mũi nhằm giảm tình trạng viêm mũi, giúp các triệu chứng bệnh giảm dần dần

+ Có lối sinh hoạt khoa học: Không tắm đêm, không mở quạt, điều hòa khi trời lạnh

+ Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng

Như vậy, chúng tôi đã cùng bạn đi tìm hiểu về căn bệnh viêm mũi dị ứng. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích sau khi đọc xong bài viết này!

TIN LIÊN QUAN: 

Sốt phát ban: Định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Vi khuẩn Ecoli là gì? Nhiễm khuẩn Ecoli là gì?