Ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh là gì và có lợi hay có hại cho sức khỏe?

Ánh sáng xanh là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Do độ phổ biến của loại ánh sáng này, bạn cần nắm rõ những lợi ích và nguy cơ mà nó mang lại cho sức khỏe.

Nếu bạn chăm chỉ đọc sách báo hoặc xem truyền hình, chắc chắn bạn đã từng nghe tới “ánh sáng xanh”. Bạn có cảm thấy bối rối về cụm từ này hay không? Nếu có, đừng lo lắng, bởi vì có rất nhiều người giống bạn.

Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ trả lời được mọi thắc mắc cơ bản nhất về loại ánh sáng này. Ánh sáng xanh là gì? Nó đến từ đâu? Nó có lợi hay có hại cho sức khỏe?

Hãy cùng Sunny-Eco tìm hiểu nhé!

1. Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh là gì

Câu hỏi đầu tiên làm mọi người thắc mắc là: “ánh sáng xanh là gì?”

Ánh sáng tự nhiên mà bạn tiếp xúc hàng ngày đến từ mặt trời. Ánh sáng này được tạo thành từ ánh sáng đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Khi các ánh sáng này kết hợp lại, chúng tạo thành ánh sáng trắng mà chúng ta nhìn thấy. Mỗi ánh sáng trong thành phần tạo nên ánh sáng trắng có bước sóng và năng lượng khác nhau. Ánh sáng về phía đỏ của quang phổ có bước sóng dài hơn và mức năng lượng thấp hơn. Ngược lại, khi ngả về phía xanh, ánh sáng có bước sóng ngắn hơn và năng lượng cao hơn.

Ánh sáng màu trắng mà bạn nhìn thấy hàng ngày chứa một phần lớn nằm trong dải ánh sáng xanh. Bước sóng của ánh sáng xanh nằm trong khoảng từ 380 đến 500 nanomet. Bên cạnh ánh sáng mặt trời, bạn cũng tiếp xúc với loại ánh sáng này từ nhiều nguồn thiết bị nhân tạo khác nhau.

2. Ánh sáng xanh đến từ đâu?

Nguồn ánh sáng xanh

Có rất nguồn phát ra ánh sáng này xung quanh bạn. Chúng bao gồm:

  • Mặt trời là nguồn ánh sáng xanh lớn nhất
  • Đèn huỳnh quang
  • Đèn compact
  • Đèn LED
  • TV màn hình phẳng
  • Màn hình máy tính
  • Màn hình điện thoại thông minh
  • Màn hình máy tính bảng

Sự tiếp xúc của mắt bạn với ánh sáng xanh từ thiết bị nhân tạo chỉ là một phần nhỏ so với sự tiếp xúc với ánh sáng từ mặt trời. Tuy nhiên, bạn không thể coi nhẹ các ảnh hưởng từ các thiết bị nhân tạo. Nguyên nhân là bởi con người trong môi trường hiện đại có xu hướng tiếp xúc với các thiết bị này trong một khoảng thời gian dài và ở một khoảng cách gần.

3. Ánh sáng xanh có lợi hay có hại cho sức khỏe

Trên thực tế, loại ánh sáng này vừa có lợi và vừa có hại cho sức khỏe của bạn. Những lợi và hại này cần được bạn cân nhắc một cách cẩn thận. Đối với mỗi người, loại ánh sáng này phát huy những lợi ích và mang lại những nguy cơ khác nhau. Có thể chúng có lợi nhiều hơn cho bạn, nhưng lại là có hại nhiều hơn so với người khác. Các lợi ích và nguy cơ đó được trình bày cụ thể dưới đây.

Lợi ích của ánh sáng xanh

Lợi ích khi tiếp xúc với mặt trời

Ánh sáng này mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể. Nguồn lợi ích đó chủ yếu đến từ ánh sáng mặt trời. Khi tiếp xúc với cơ thể ở mức độ hợp lý, ánh sáng này mang lại các lợi ích sau:

  • Tăng cường sự tỉnh táo
  • Hỗ trợ tăng cường trí nhớ và chức năng nhận thức
  • Cải thiện tâm trạng
  • Điều chỉnh nhịp sinh học, cụ thể là chu kỳ ngủ và thức giấc tự nhiên của cơ thể. Việc tiếp xúc với ánh sáng này vào ban ngày sẽ duy trì nhịp sinh học khỏe mạnh của bạn. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá nhiều với chúng từ các thiết bị điện vào ban đêm lại có hại.
  • Ánh sáng tự nhiên giúp cải thiện thị lực ở trẻ. Khi thiếu tiếp xúc với ánh sáng xanh tự nhiên, trẻ có thể bị kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển thị lực. Thậm chí, các nghiên cứu ban đầu đã cho thấy tình trạng thiếu tiếp xúc này có thể khiến trẻ bị cận thị.

Ngoài ra, ánh sáng này còn được sử dụng trong điều trị một số vấn đề da liễu. Ví dụ, các thiết bị hiện đại sử dụng đèn LED cao cấp có thể phân phối các sóng ánh sáng đến các khu vực thương tổn trên da và điều trị chúng. Một số vấn đề về da có thể được điều trị bằng loại ánh sáng này là:

  • Mụn trứng cá
  • Viêm da
  • Các vết đỏ và đau do viêm
  • Các tổn thương có chứa mủ và vi khuẩn

Bạn hãy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn để có thể tận dụng những tác dụng mà ánh sáng xanh mang lại cho cơ thể nhé!

Tác hại của ánh sáng xanh

Tác hại của ánh sáng xanh

Các tác hại mà loại ánh sáng này gây ra chủ yếu đến từ sự tiếp xúc quá mức với các thiết bị điện tử.

Các ánh sáng khi tiếp xúc với mắt sẽ đi qua giác mạc và vào võng mạc. Mắt là một cơ quan rất nhạy cảm. Chỉ cần ánh sáng có sự bất thường về độ sáng hoặc cường độ tiếp xúc, mắt của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể dẫn tới các tình trạng sau:

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhức mỏi mắt. Trong cuộc sống hiện đại, một phần lớn nguyên nhân được gây ra từ các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng. Khi bạn ngồi gần các thiết bị này trong thời gian quá lâu hoặc ở khoảng cách quá gần, mắt của bạn sẽ bị tổn thương. Để giảm thiểu những tác hại này, bạn hãy chú ý nghỉ giải lao đều đặn để mắt được nghỉ ngơi nhé!

  • Tổn thương võng mạc

Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc thường xuyên và liên tục với ánh sáng xanh có thể khiến các tế bào võng mạc bị tổn thương. Điều này có thể tiếp tục gây ra các vấn đề khác cho thị lực. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi là một tình trạng phổ biến.

Vào ban đêm, nhiều người có thói quen tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử. Việc xem TV, điện thoại hay máy tính vào ban đêm không chỉ khiến bạn mỏi mắt mà còn gây ra rối loạn giấc ngủ. Bạn sẽ không có đủ năng lượng cho ngày mới.

4. Phương pháp hạn chế các tác hại của ánh sáng xanh

Giảm độ sáng của thiết bị điện tử

Việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử phát sáng đôi khi là bắt buộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể giảm thiểu các tác hại của chúng. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Giảm độ sáng các thiết bị
  • Nghỉ giải lao đều đặn và thường xuyên để phá vỡ khoảng thời gian mà mắt bạn liên tục phải tiếp xúc với thiết bị
  • Sử dụng kính chống ánh sáng xanh. Loại kính này giúp tăng độ tương phản cũng như giảm lượng ánh sáng xanh từ các thiết bị đi vào mắt.
  • Không sử dụng hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc với thiết bị điện tử vào ban đêm
  • Hỏi xin sự tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa mắt nếu bạn có các vấn đề phức tạp về thị lực

Kết luận

Như vậy, bạn đã giải đáp được những câu hỏi cơ bản nhất về ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này vừa có lợi vừa có hại cho sức khỏe. Bạn hãy cố gắng để các lợi ích này được phát huy tối đa và các tác hại được hạn chế xuống mức tối thiểu cho sức khỏe của mình nhé!

Xem thêm:

>> Nhức mỏi mắt: hiểu nhanh về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

>> Mỏi mắt có thể được làm dịu nhanh chóng bằng các biện pháp nào?

>> Hạt vi nhựa là gì và có nguy hiểm với sức khỏe hay không?