Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 do Bộ Y Tế quy định P3

Bộ Y Tế nước ta đã ban hành tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89. Để giúp bạn đọc theo dõi được chi tiết và cụ thể nhất. Chúng tôi xin trích đăng toàn bộ nội dung của bản quy định này dưới đây. Mời bạn đọc cùng xem Phần 3 của TCVN 4581 – 89

II. Quy định về nước cất trong phòng thí nghiệm (Tiếp mục 5 phần 2)

Quy định về nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Quy định về nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Đậy đĩa bằng một nắp bạch kim và đặt vào lò nung (6.6.2.3) ở 300 ± 400oC. Nung nóng hỗn hợp, từ từ đưa nhiệt độ lên trong khoảng 10 phút hoặc cho đến khi nóng chảy hoàn toàn. Lấy đĩa ra khỏi lò và nhẹ nhàng lắc tròn để thu gọn khối lượng nóng chảy. Để nguội, rửa chất nóng chảy dính ở mặt dưới của nắp bằng nước nóng, thu vào chén; sau đó hoà tan khối nóng chảy bằng nước nóng, để nguội, chuyển dịch dung dịch vào một bình định mức dung tích 1000 ml, pha loãng đến vạch và lắc kỹ.

Chuyển dung dịch vào bình chất dẻo để bảo quản 1ml dung dịch chuẩn này chứa 1mg SiO2.

6.6.1.2. Silic dioxit dung dịch chuẩn II (dung dịch loãng).

Chuyển 5,0 ml dung dịch chuẩn silic dioxit (6.6.1.1) vào một bình định mức dung tích 1000 ml, pha loãng đến vạch và lắc kỹ.

1ml dung dịch chuẩn này chứa 0,005 mg SiO2 – Khi nào dùng mới pha dung dịch này.

6.6.1.3. Amoni molip đặt trong một hỗn hợp 80ml nước và 20ml dung dịch axit sunfuric (6.6.1.5), không đun nóng. Bảo quản trong bình chất dẻo.

6.6.1.4. 4-metylamino phenol sunfat (Metol) dung dịch chỉ thị.

Hoà tan 0,2 g metol và 20 g kali disunfit (kali metabisunfit) trong 100 ml nước, không đun nóng, bảo quản trong chai chất dẻo.

Loại bỏ dung dịch sau 4 tuần hoặc khi bắt đầu có dấu hiệu phân hủy.

6.6.1.5. Axit sunfuric, c(H2SO4) khoảng 2,5 mol/l – sunfuric, d = 1,84 g/ml vào nước vừa đủ để có 1000 ml dung dịch. Bảo quản trong bình chất dẻo.

6.6.1.6. Axit oxalic, dung dịch 50 g/l.

6.6.2. Thiết bị

Thiết bị của phòng thí nghiệm thông thường và

6.6.2.1. Đĩa bằng bạch kim, có dung tích khoảng 250 ml

6.6.2.2. Các ống Netsle giống nhau, dung tích 50 ml

6.6.2.3. Lò nung có thể đạt 300 ± 400oC.

6.6.2.4. Bếp cách thuỷ, có thể đạt khoảng 60oC.

Các dụng cụ thí nghiệm nước cất gồm những gì?

Các dụng cụ thí nghiệm nước cất gồm những gì?

6.6.3. Cách tiến hành

6.6.3.1. Mẫu thử

Lấy 520 ml nước loại 1 hoặc 270 ml nước loại 2.

6.6.3.2. Thử

Cho bốc hơi mẫu thử (6.6.3.1) trong đĩa (6.6.2.1) liên tiếp từng ít một để có được một thể tích nước cuối cùng là 20 ml. Thêm vào 1 ml dung dịch amoni molipdat (6.6.1.3). Sau đúng 5 phút, cho thêm 1ml dung dịch axit oxalic (6.6.1.6) và trộn kỹ. sau 1 phút, thêm vào 1ml dung dịch metol (6.6.1.4) và đun nóng trong 1 phút trên bếp cách thuỷ (6.6.2.4), giữ ở khoảng 60oC. Chuyển dung dịch vào một trong các ống Netsle (6.6.2.2).

Chuẩn bị một dung dịch mẫu chuẩn theo cùng cách tiến hành nhưng dùng một hỗn hợp 19,0 ml mẫu và 1,0 ml dung dịch chuẩn silic dioxit (6.6.1.2) thay cho 20ml có được do làm bốc hơi mẫu thử (6.6.3.1). Chuyển dung dịch vào một ống Nesle khác (6.6.2.2).

Nhìn thẳng từ trên xuống, kiểm tra để cường độ màu xanh tạo nên trong dung dịch thử không vượt quá cường độ màu tạo nên trong dung dịch chuẩn.

Cách thử nghiệm nước cất như thế nào?

Cách thử nghiệm nước cất như thế nào?

7. Biên bản thử nghiệm trong tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89

Mỗi biên bản phải bao gồm các đặc trưng sau đây:

  • Ký hiệu mẫu.
  • Chỉ dẫn phương pháp đã sử dụng;
  • Kết quả và phương phps biểu thị đã sử dụng
  • Bất kỳ nét đặc biệt bất thường nào nhận xét được trong quá trình xác định
  • Bất kỳ thao tác nào không có trong tiêu chuẩn này hoặc được coi như là tuỳ ý áp dụng.

Biên bản thử nghiệm cần ghi rõ phương pháp thử nước cất

Biên bản thử nghiệm cần ghi rõ phương pháp thử nước cất

8. Lưu ý chung

Lưu ý 1: 

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu và phương pháp thử tương ứng cho ba loại nước dùng dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích các hóa chất vô cơ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nước để phân tích vết hữu cơ, phân tích các chất hoạt động bề mặt, hoặc phân tích sinh học thay y tế.

Trong một số trường hợp, khi có những phương pháp phân tích đặc biệt cần sử dụng nước vô trùng, không chứa sunfua hoặc có một sức căng bề mặt nhất định, phải tiến hành thử nghiệm, tinh chế hoặc xử lý sạch nước bổ sung.

Lưu ý 2:

Cần phân biệt nước cất với nước lò hơi. Nước cất được sản xuất trên Dây chuyền sản xuất nước cất bằng thiết bị inox, với mục tiêu sản phẩm duy nhất là nước cất nên sau khi bay hơi được ngưng và hứng ngay tại đầu vòi, không dùng các đường ống vòng vèo, khó vệ sinh. Vì vậy nước cất luôn luôn có chất lượng đảm bảo với tiêu chuẩn nước cất dùng cho phòng thí nghiệm và y tế, dược phẩm, sắc thuốc bắc, ắc quy, két nước, các ngành công nghệ, kỹ thuật.

Trong phòng thí nghiệm nước cất cũng được sản xuất bằng máy chưng cất bằng thuỷ tinh.

Lưu ý 3:

Một số phương pháp khác như deion và thẩm thấu ngược RO cũng tạo ra loại nước tinh khiết nhưng chất lượng kém hơn nước cất bởi nước cất ngoài việc loại bỏ các khoáng chất và các chất hữu cơ thì quá trình chưng cất ở 100 độ C.

Nước bay hơi kich thước nano được tiếp xúc với ô xy không khí tạo phản ứng o xi hóa các kim loại chuyển tiếp như sắt 2 về sắt 3, crôm 3 về crôm 6.

Do vậy, nước cất luôn có chỉ số o xi hóa thấp hơn, làm mất khả năng xúc tác không mong muốn của Crom 3 khi pha chế thuốc kháng sinh có cấu trúc hóa học mạch vòng không no.

TIN LIÊN QUAN: 

Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 do Bộ Y Tế quy định P2

Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 do Bộ Y Tế quy định P1

Tiêu chuẩn nước cất theo dược điển Việt Nam 4 (P2)

Tiêu chuẩn nước cất theo dược điển Việt Nam 4 (P1)