Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 do Bộ Y Tế quy định P1

Bộ Y Tế nước ta đã ban hành tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89. Để giúp bạn đọc theo dõi được chi tiết và cụ thể nhất. Sunny-Eco xin trích đăng toàn bộ nội dung của bản quy định này dưới đây. Mời bạn đọc cùng xem Phần 1 của TCVN 4581 – 89

I. Lưu ý chung

Lưu ý chung về tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89

Lưu ý chung về tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu và phương pháp thử tương ứng cho ba loại nước dùng dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích các hóa chất vô cơ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nước để phân tích vết hữu cơ, phân tích các chất hoạt động bề mặt, hoặc phân tích sinh học thay y tế.

Trong một số trường hợp, khi có những phương pháp phân tích đặc biệt cần sử dụng nước vô trùng, không chứa sunfua hoặc có một sức căng bề mặt nhất định, phải tiến hành thử nghiệm, tinh chế hoặc xử lý sạch nước bổ sung.

II. Quy định về nước cất trong phòng thí nghiệm

Quy định về nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Quy định về nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?

1. Mô tả nước

Nước là chất lỏng trong suốt, không màu khi quan sát bằng mắt thường.

2. Phân loại nước

Tiêu chuẩn này quy định ba loại nước như sau:

2.1. Nước loại một.

Không có chất nhiễm bẩn hoà tan hoặc keo ion và hữu cơ, đáp ứng những yêu cầu phân tích nghiêm ngặt nhất, bao gồm cả những yêu cầu về sắc ký chất lỏng đặc tính cao; phải được sản xuất bằng cách xử lý tiếp từ nước loại 2 (ví dụ thẩm thấu ngược hoặc khử ion hóa sau đó lọc qua một màng lọc có kích thước lỗ 0,2 mm để loại bỏ các chất dạng hạt hoặc chưng cất lại ở một máy làm bằng silic axit nóng chảy.

2.2. Nước loại 2.

Có rất ít chất nhiễm bẩn vô cơ, hữu cơ hoặc keo, thích hợp cho các mục tiêu phân tích nhậy, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) và xác định các thành phần ở lượng vết; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất nhiều lần, hoặc bằng cách khử ion hóa hoặc thẩm thấu ngược sau đó chưng cất.

2.3. Nước loại 3.

Phù hợp với hầu hết các phòng thí nghiệm làm việc theo phương pháp ướt và điều chế các dung dịch thuốc thử; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất một lần, khử ion hóa hoạc thẩm thấu ngược. Nếu không có quy định nào khác, loại này được dùng cho phân tích thông thường.

Chú thích, nguồn nước cung cấp ban đầu là nước uống được và sạch. Nếu nước bị nhiễm bẩn nặng về bất kỳ phương diện nào, cũng cần phải được xử lý trước.

3. Yêu cầu

Tiêu chuẩn về nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Tiêu chuẩn về nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?

a. Về hàm lượng tiêu chuẩn

Nước phải thoả mãn đầy đủ các hạn mức và yêu cầu trong bảng. Cách thử được tiến hành bằng các phương pháp quy định ở phần 6.

Tên chỉ tiêu

Mức các chỉ tiêu

Phương pháp thử

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1.Độ pH ở 250 C phạm vi bao hàm

 

2. Độ dẫn điện ở 250 C tính bằng mS/m, không lớn hơn

3.Chất oxy hoá.Hàm lượng oxy( O) tính bằng mg/l không lớn hơn…

4.Độ hấp thụ ở 254 nm và chiều dày 1 cm, tính bằng đơn vị hấp thụ, không lớn hơn…

5.Hàm lượng cặn sau khi bay hơi ở 1100C tính bằng mg/kg không lớn hơn…

6. Hàm lượng silic dioxit (SiO2) tính bằng mg/l, không lớn hơn…

Không áp dụng(xem chú thích 1)

0,01 (xem chú thích 2)

 

Không áp dụng (xem chú thích 3)

0,001

Không áp dụng(xem chú thích 3)

0,01

Không áp dụng (chú thích 1)

0,1

(xem chú thích 2 )

0,08

0,01

1

0,02

5,0 đến 7,5

0,5

 

0,4

Không quy định

2

Không quy định

Điều 6.1

Điều 6.2

 

Điều 6.3

Điều 6.4

Điều 6.5

Điều 6.6

Chú thích:

1) Do những khó khăn trong việc giá trị pH của nước tinh khiết cao và giá trị đo được không chắc chắn, nên không quy định giới hạn pH của nước loại 1 và loại 2.

2) Giá trị độ dẫn điện của nước loại 1 và loại 2 ứng với nước vừa điều chế xong; trong bảo quản nước có thể bị nhiễm bẩn bởi cacbon trong khí quyển và chát kiềm của bao bì thuỷ tinh tan vào nước, dẫn tới những thay đổi độ dẫn điện.

3) Không quy định giới hạn chất oxy hóa được về cặn sau khi bay hơi của nước loại 1 vì khó có phép thử phù hợp ở mức tinh khiết này. Tuy nhiên, chất lượng của nước được bảo đảm do sự phù hợp với các yêu cầu khác và do phương pháp điều chế.

4. Lấy mẫu

Lấy từ lô nước lớn một mẫu nước đại diện không ít hơn 21 để kiểm tra theo quy định này.

Chú thích. Mẫu này được dùng để kiểm tra độ dẫn điện của nước loại 1 và loại 2 (xem 6.2.2).

Mẫu phải để trong một bình chứa thích hợp, sạch sẽ, kín chỉ dành riêng để đựng mẫu nước, có kích thước sao cho mẫu chưa đầy hoàn toàn. Phải giữ gìn cẩn thận để tránh mọi nguy cơ nhiễm bẩn mẫu.

Có thể dùng các bình chứa đã gì hóa (có nghĩa là bình chưa được luộc sôi ít nhất 2h trong dung dịch axit clohydric c(HCl) = 1mol/l; sau đó hai làn mỗi lần 1h trong nước cất; làm bằng thuỷ tinh bo-silicat cũng như các bình chất dẻo trơ thích hợp. (Ví dụ polietilen polypropylen) nhưng chủ yếu phải đảm bảo mẫu không bị ảnh hưởng do bảo quản, đặc biệt là đối với chất oxy hóa và hấp thụ.

5. Bảo quản

Cách bảo quản nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Cách bảo quản nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Trong bảo quản, nước có thể bị nhiễm bẩn do hoà tan những thành phần dễ tan của bình chứa bằng thủy tinh hay chất dẻo hoặc do hấp thụ cacbon dioxit và các tạp chất khác của khí quyển trong phòng thí nghiệm. Vì lý do trên, không nên bảo quản nước loại 1 và loại 2: nước sau khi điều chế được dùng ngay như quy định 2: nước sau khi điều ché được dùng ngay như quy định. Tuy nhiên, nước loại 2 có thể được điều chế với lượng vừa phải và bảo quản trong các bình chứa thích hợp, trơ, sạch, kín, đầy và đã được tráng bằng nước cùng loại.

Việc bảo quản nước loại 3 không phức tạp, nhưng các bình chứa và điều kiện bảo quản phải giống như việc bỏ quản nước loại 2.

Bình chứa để bảo quản chỉ nên dành riêng cho một loại nước.

Trên đây là toàn bộ trích lược: Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 do Bộ Y Tế quy định P1. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm những kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết trên!

TIN LIÊN QUAN: 

Nước cất là gì? Lợi ích ra sao? Liệt kê các loại nước cất hiện nay

Tiêu chuẩn nước cất theo dược điển Việt Nam 4 (P1)

Tiêu chuẩn nước cất theo dược điển Việt Nam 4 (P2)