Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 do Bộ Y Tế quy định P2
Bộ Y Tế nước ta đã ban hành tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89. Để giúp bạn đọc theo dõi được chi tiết và cụ thể nhất. Sunny-Eco xin trích đăng toàn bộ nội dung của bản quy định này dưới đây. Mời bạn đọc cùng xem Phần 2 của TCVN 4581 – 89
II. Quy định về nước cất trong phòng thí nghiệm (Tiếp phần 5 mục II)
6. Phương pháp thử
Phương pháp thử nước cất trong phòng thí nghiệm như thế nào?
Các phép xác định trong tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 trong mục này phải được tiến hành trong một khí quyển không có bụi, sạch và phải có những biện pháp thận trọng thích hợp để ngăn ngừa mọi nhiễm bẩn mẫu và các phần mẫu thử.
6.1. Đo pH
6.1.1. Thiết bị
Thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm và pH mét, có trang bị một điện cực thuỷ tinh và một điện cực so sánh Ag.AgCl.
6.1.2. Cách tiến hành
Chuẩn hóa pH mét (6.1.1) theo hướng dẫn của người sản xuất, dùng các dung dịch đệm có giá trị pH từ 4,0 đến 8,0. Chuyển mẫu thí nghiệm vào cốc và điều chỉnh nhiệt độ của nước đến 25 ± 1oC. Nhúng các điện cực và xác định pH.
Cần đo độ PH của nước cất
6.2. Độ dẫn điện
6.2.1. Thiết bị
Thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm.
6.2.1.1. Bình nón, có một ống bảo hiểm chứa các hạt vôi-xút hệ chỉ thị.
6.2.1.2. Máy đo độ dẫn điện với bình đo dịch chuyển được, là loại bình đo độ dẫn điện trực tiếp có bộ chỉnh nhiệt độ tự động, để đo nước loại 1 và loại 2.
Chú thích – Nếu máy đo không có bộ chỉnh nhiệt độ phải lắp một bộ trao đổi nhiệt, có thể điều chỉnh nhiệt độ của nước thử nghiệm ở 25 ± 1oC.
6.2.1.3. Máy đo độ dẫn điện để đo nước loại 3.
6.2.2. Cách tiến hành.
6.2.2.1. Nước loại 1 và loại 2
Dùng máy đo độ dẫn điện (6.2.1.2) được bộ chỉnh nhiệt độ ở 25 ± 10C để đo độ dẫn điện.
6.2.2.2. Nước loại 3
Chuyển 400 ml mẫu vào bình (6.2.1.1) lắp ống bảo hiểm và điều chỉnh nhiệt độ của nước đến 25 ± 1oC. Dùng máy đo độ dẫn điện (6.2.1.3) để đo độ dẫn điện theo hướng dẫn sử dụng của người sản xuất.
6.3. Thử giới hạn chất oxy hóa
Chú thích. Những giới hạn tương đương với chất oxy hóa biểu thị bằng miligam oxy (0) trên lít, là 0,08 và 0,4 đối với nước loại 1 và loại 3.
6.3.1. Thuốc thử
Dùng nước loại 2 để điều chế các dung dịch thuốc thử sau:
6.3.1.1. Axit sunfuric, dung dịch khoảng 1 mol/l
6.3.1.2. Kali pemanganat, dung dịch tiêu chuẩn, c(1/5KMnO4) = 0,01 mol/l
6.3.2. Cách tiến hành.
6.3.2.1. Mẫu thử
1000 ml nước loại 2 hoặc 200 ml nước loại 3
6.3.2.2. Thử
Cho 10 ml dung dịch axit sunfuric (6.3.1.1) và 1,0ml dung dịch kali pemanganat tiêu chuẩn (6.3.1.2) và mẫu thử (6.3.2.1), đun sôi trong 5 phút. Kiểm tra xem màu của hỗn hợp không bị biến đổi hoàn toàn.
Nước cất trong phòng thí nghiệm cần thử giới hạn oxy hóa
6.4. Đo độ hấp thụ
6.4.1. Thiết bị
Thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm thông thường
6.4.1.1. Quang phổ kế, có bộ chọn lọc biến đổi liên tục hoặc.
6.4.1.2. Quang phổ kế, có bộ chọn lọc biến đổi không liên tục, có trang bị các kính lọc đảm bảo độ truyền tối đa ở miền lân cận 254 nm.
6.4.1.3. Cuvet làm bằng cùng vật liệu silic dioxit chiều dày 1cm và 2cm.
Chú thích – Nếu quang phổ kế không đủ nhạy, có thể tăng cường độ nhayh bằng các cuvet đầy hơn.
6.4.2. Cách tiến hành
Đổ đầy mẫu vào cuvet 2cm (6.4.1.3) đo độ hấp thụ bằng quang phổ kế (6.4.1.1) ở độ dài sóng khoảng 254 nm bằng bằng quang phổ kế (6.4.1.2) có các kính lọc thích hợp, sau đó điều chỉnh độ hấp thụ về không (0) đối với cùng mẫu nước có trong cuvet 1cm.
6.5. Xác định cặn sau khi bốc hơi khi đun nóng ở 110oC
6.5.1. Thiết bị
Thiết bị của phòng thí nghiệm thông thường
6.5.1.1. Bình bay hơi quay, dung tích khoảng 250 ml.
6.5.1.2. Bể hơi nước.
6.5.1.3. Đĩa bằng bạch kim, silic dioxit hoặc thủy tinh bosilicat, có dung tích 100ml.
6.5.1.4. Tủ sấy có thể đạt 110 ± 2oC.
6.5.2. Mẫu thử
Chuyển 1000 ml mẫu thí nghiệm vào một ống có nút
6.5.2.1. Xác định
Cho 100 ml mẫu thử vào bình bay hơi quay sạch và khô (6.5.1.1) và chưng cất ở bể hơi nước (6.5.1.2) dưới áp suất giảm. Khi nước bốc hơi, thêm liên tục mẫu thử cho đến khi toàn bộ mẫ thử bay hơn đến khoảng 50 ml.
Đĩa (6.5.1.3) sấy trước 2h trong tủ sấy ở 110 ± 2oC, để nguội trong bình hút ẩm và cân chính xác đến 0,0001g. Chuyển định lượng cặn vào đĩa với 2 lần nước mẫu, mỗi lần khoảng 5ml. Bốc hơi cặn cho đến khô trong bể hơi nước. Chuyển đĩa và cặn từ bể hơi nước vào tủ sấy đã đạt 110 ± 2oC và sấy khoảng 2h. Lấy đĩa ra khỏi lò, để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân chính xác đến 0,0001 g. Sấy lại, làm nguội và cân đến khi hiệu số giữa hai lần cân kế tiếp nhau không vượt quá 0,0002 g.
6.5.3. Biểu thị kết quả
Cặn sau khi bay hơi và đun nóng ở 110oC, biểu thị bằng miligam trên kilogam, vẽ số bằng với khối lượng, biểu thị bằng miligam cặn của làm không đến khối lượng không đổi.
6.6. Thử giới hạn vẽ silic dioxit phản ứng.
Chú thích. Giới hạn tương đương với hàm lượng silic dioxit biểu thị bằng miligam SiO2 trên lít, là 0,01 và 0,02 cho nước loại 1 và loại 2 tương ứng.
6.6.1. Thuốc thử
6.6.1.1. Silicdioxit, dung dịch chuẩn 1 (dung dịch đặc).
Cân 1 g silic dioxit tinh khiết nghiền mịn (99,9% SiO2) đã sấy khô ở 110oC chính xác đến 0,0001 g cho vào đĩa bạch kim (6.5.2.3). Thêm 4,5 g natri cacbonat (Na2CO3 khan) và trộn cẩn thận mẫu bằng một đũa thuỷ tinh khô, đầu tròn. Rải hỗn hợp vào giữa đĩa và san bằng sao cho mẫu chiếm một chỗ khoảng 300 mm đường kính. Phủ hỗn hợp bằng 0,5 g natri cacbonat, sau đó nhẹ nhàng quét những phần còn dính trên đĩa thuỷ tinh cho vào đĩa.
Dùng Silicdioxit làm chất thử trong điều chế nước cất
Trên đây là toàn bộ tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 do Bộ Y Tế quy định P2 do Sunny-Eco trích lược. Hãy cùng đón xem phần 3 của chuyên tin này trong bài viết sau của chúng tôi nhé!
TIN LIÊN QUAN:
Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 do Bộ Y Tế quy định P1
Nước cất là gì? Lợi ích ra sao? Liệt kê các loại nước cất hiện nay
Tiêu chuẩn nước cất theo dược điển Việt Nam 4 (P1)
Tiêu chuẩn nước cất theo dược điển Việt Nam 4 (P2)