Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Thức khuya có hại gì đối với sức khỏe và sắc đẹp của bạn?
Thức khuya có hại gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trên thực tế, việc thức khuya ảnh hưởng tiêu cực tới cả vẻ bề ngoài lẫn sức khỏe của cơ thể bạn.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói rằng giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể của bạn. Giấc ngủ giúp cho bạn được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng. Giấc ngủ cũng giúp bạn nạp thêm năng lượng cho một ngày làm việc mới hứng khởi. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khác nhau khiến bạn không thể ngủ sớm và mất đi giấc ngủ ngon. Ví dụ, bạn muốn đọc nốt một cuốn sách hay xem một bộ phim. Hoặc bạn muốn ôn tập cho kỳ thi sắp tới. Thậm chí, có thể bạn quá bận tâm với những lo lắng đến mức không thể thoải mái đi ngủ sớm. Có rất nhiều lý do tương tự khiến bạn liên tục thức khuya từ ngày này sang ngày khác.
Với những người còn trẻ, điều này có vẻ không thật sự đáng lo lắng. Các bạn trẻ có quá nhiều năng lượng và thời gian để có thể thoải mái sống mà không cần chú ý tới việc giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, khi tình trạng thức khuya kéo dài, chắc chắn cơ thể của bạn sẽ bị gặp phải những vẫn đề đáng lo ngại.
Vậy, thức khuya có hại gì với sức khỏe và sắc đẹp của bạn? Hãy đọc các thông tin sau đây để tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Tăng cân
Mối liên hệ giữa việc thức khuya và tăng cân chủ yếu đến từ việc người thức khuya hay ăn đêm. Khi thức khuya, bạn thường dễ cảm thấy đói và cần bổ sung thêm năng lượng cho mình. Hoặc, đơn giản là khi thức khuya để xem phim hoặc đọc sách, bạn thấy thèm ăn gì đó để việc giải trí của mình thú vị hơn. Đa phần người thức khuya thích ăn đồ chiên rán thay vì hoa quả. Điều này còn tồi tệ hơn khi họ uống kèm đồ uống có ga, trà sữa hay cà phê. Kết quả là người thức khuya nạp quá nhiều calo vào cơ thể, và sau một thời gian, tình trạng mà họ gặp phải là tăng cân nhanh chóng.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Khi bạn đã quen với việc đi ngủ muộn, một loại hormone tên là cortisol sẽ bị giải phóng và tăng cao trong cơ thể bạn. Loại hormone này làm cao hơn nguy cơ tăng huyết áp. Do đó, khi thức khuya thường xuyên, bạn có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp và bệnh tim.
3. Hệ miễn dịch bị suy yếu
Thức khuya có hại gì với hệ miễn dịch của bạn hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có.
Việc đảm bảo thời lượng ngủ hàng ngày quyết định rất nhiều lên khả năng miễn dịch của cơ thể bạn. Khi thức khuya, bạn sẽ không có được giấc ngủ trọn vẹn. Điều này dẫn tới sự mệt mỏi khi bạn thức dậy ngày hôm sau. Nếu liên tục duy trì thói quen làm việc căng thẳng và thức khuya triền miên, cơ thể bạn sẽ bị suy kiệt nghiêm trọng. Việc bị suy kiệt cũng đồng nghĩa với việc khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bị suy giảm nặng nề. Bạn sẽ khó có khả năng tự chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường và dễ mắc bệnh hơn những người khác.
Do hệ miễn dịch chính là tấm lá chắn đảm bảo cho sự an toàn của cơ thể bạn, hãy đảm bảo rằng bản thân bạn luôn ngủ đủ giấc nhé!
4. Da xấu
Thông thường, làn da của bạn được chữa lành trong khung giờ từ 22 đến 23 giờ mỗi ngày. Nếu bạn bỏ lỡ giấc ngủ trong khung giờ này, những tổn thương trên da của bạn sẽ lâu lành hơn. Vậy, nếu diễn tiến trong một khoảng thời gian dài, thức khuya có hại gì với làn da của bạn?
Câu trả lời là da bạn sẽ bị khô và xỉn màu. Mụn trên da khó lành hơn, các vết thâm sau mụn cũng tồn tại dai dẳng. Da bạn cũng sẽ sớm hình thành các nếp nhăn khi bạn bắt đầu bước sang độ tuổi lão hóa. Như vậy, thức khuya chính là một nguyên nhân lớn gây ra tình trạng da xấu cho mọi người. Hãy nghĩ đến vẻ đẹp của mình và đi ngủ sớm ngay từ hôm nay nhé!
5. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung và hiệu suất làm việc kém
Việc thức khuya khiến bạn không thể thức dậy vào ngày hôm sau với sự sảng khoái. Bạn sẽ đi làm hoặc đi học trong tình trạng thèm ngủ. Việc ghi nhớ và tập trung vào bất cứ loại thông tin gì đều trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài, trí nhớ của bạn sẽ bị sa sút. Bạn sẽ cảm thấy bất lực với việc phải nhớ lại những chi tiết mà bạn thậm chí không biết rằng mình đã từng tiếp xúc.
Bên cạnh đó, việc thiếu tỉnh táo khiến bạn phải gắng sức hơn để có thể đảm bảo hiệu quả công việc. Sự gắng sức này càng khiến cho tình trạng mệt mỏi thêm tồi tệ. Thay vì có thể hoàn thành công việc, bạn càng thấy trì trệ và mệt mỏi hơn. Công việc dồn đọng lâu ngày khiến cho bạn không thể hứng khởi làm việc, và có thể dẫn tới tình trạng stress dài hạn.
Để bảo vệ bản thân khỏi sự sa sút trong trí tuệ và hiệu quả công việc, hãy đảm bảo rằng bạn không bao giờ bỏ lỡ giấc ngủ của mình.
6. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần
Khi việc stress dài hạn bắt nguồn từ thức khuya bị kéo dài, bạn có thể bị các rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình rất phổ biến ngày nay là bệnh trầm cảm. Điều này giống như một vòng xoáy không có hồi kết. Việc thức khuya ban đầu giúp bạn giải quyết được nhiều công việc hơn, nhưng bạn lại gặp tình trạng thiếu ngủ. Thiếu ngủ lâu ngày gây suy giảm khả năng làm việc và đưa ra quyết định. Sự sa sút về trí tuệ và năng lực làm việc khiến cho tình trạng căng thẳng kéo dài. Khi căng thẳng dài ngày, bạn có thể tiến tới tình trạng trầm cảm. Bạn cảm thấy khó ngủ hơn, hoặc ngủ li bì nhưng không bao giờ hết mệt. Và tình trạng này cứ tiếp diễn như thế mà không có hồi kết. Thật nguy hiểm phải không? Hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngủ đủ số giờ nhé!
7. Có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực
Khi mệt mỏi và kiệt sức, bạn không thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và hứng khởi. Thậm chí, bạn có thể cảm thấy mọi thứ không đi theo ý muốn của mình. Sự sa sút về năng lực còn khiến bạn cảm thấy tự ti. Bạn sẽ để cho những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực lớn dần lên trong bản thân mình. Dần dần, cách nhìn nhận cuộc sống của bạn cũng thay đổi. Bạn có thể trở thành một con người bi quan, hay cáu gắt, thậm chí đánh mất các mối quan hệ giá trị chỉ vì không cho bản thân được ngủ đủ giấc để thư giãn.
Kết luận
Vậy, bạn đã biết đáp án cho câu hỏi thức khuya có hại gì cho cơ thể. Mặc dù bạn luôn có thể cố gắng thức khuya và ngủ bù lại vào một lúc nào đó, bạn hãy nhớ rằng việc ngủ đúng giờ và đủ giấc là vô cùng quan trọng. Hãy để ý đến thói quen đi ngủ của mình ngay từ hôm nay, và đừng đợi đến khi tình trạng sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng mới tìm cách khắc phục nhé!
Xem thêm:
Giấc ngủ ngon của bạn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Than hoạt tính lọc nước hoạt động thế nào và có thể loại bỏ được những gì?
Bình lọc nước mini có phải là sản phẩm phù hợp với bạn hay không?
Kinh nghiệm mua máy lọc nước: những tiêu chí mà bạn cần cân nhắc