Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
5 sai lầm về máy lọc nước nhiều người hay mắc phải năm 2020
Hiện nay, máy lọc nước là một sản phẩm cần thiết trong đời sống của mọi gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm sai lầm về máy lọc nước mà rất nhiều người thường mắc phải. Bạn cần nắm rõ những điều này để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Chất lượng nước uống có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe con người. Do tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng gia tăng, tất cả mọi người đều cần một sản phẩm có khả năng lọc sạch nước để đảm bảo sức khỏe không gặp các vấn đề đáng tiếc. Máy lọc nước là một sản phẩm với đặc tính kỹ thuật rất cao. Thêm vào đó, sự đa dạng của các dòng máy trên thị trường khiến không ít người cảm thấy bối rối. Nếu không tìm hiểu kỹ, bạn có thể dễ dàng có những quan niệm sai lầm về máy lọc nước.
Dưới đây là 5 cách hiểu sai lầm về máy lọc nước mà nhiều người hay mắc phải trong năm 2020. Bạn hãy đọc để đưa ra nhận định đúng nhất cho mình nhé!
Sai lầm về máy lọc nước số 1: chỉ số TDS là chỉ số phản ánh mức độ sạch của nước
Nếu bạn quan tâm đến máy lọc nước, chắc chắn bạn đã từng nghe tới cụm chữ cái viết tắt “TDS”. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu rằng TDS là chỉ số phản ánh mức độ sạch của nước. Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm.
TDS là gì?
Vậy, TDS là gì? Tổ chức Nước uống sạch của Canada SDWF – một đơn vị rất uy tín đã giải đáp tường tận về câu hỏi này. Theo đó, TDS là các chữ cái viết tắt của “total dissolved solids”, chỉ tổng chất rắn hòa tan có mặt trong nước. Chỉ số này cho biết tổng nồng độ của các chất hòa tan có mặt trong mẫu nước được xét nghiệm. TDS được đo lường chủ yếu dựa trên nồng độ của các chất rắn hòa tan vô cơ và một phần nhỏ các chất hữu cơ.
Những khoáng chất hòa tan trong nước bắt nguồn từ cả tự nhiên cũng như từ các hoạt động của con người. Trong tự nhiên, nước chảy qua sông suối bào mòn bề mặt đất đá khiến cho nước có giá trị TDS cao. Bên cạnh đó, nguồn nước có tiếp xúc với các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp của con người cũng có hiện tượng tương tự.
Nếu muốn tham khảo thêm về TDS bạn có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY
Chỉ số TDS có phản ánh mức độ sạch của nước hay không?
Chỉ số TDS không nhất thiết phản ánh mức độ sạch của nước. Việc tin tưởng rằng chỉ số TDS có thể chỉ ra độ sạch hay bẩn của nước là một quan niệm sai lầm về máy lọc nước mà nhiều người mắc phải.
Thông thường, nước có giá trị TDS cao sẽ suy giảm mùi vị và độ trong. Bên cạnh đó, chỉ số TDS cao thường cho thấy nước được xét nghiệm là nước cứng. Nước cứng không phải là nước bẩn. Ngược lại, nước có giá trị TDS quá thấp cho thấy sự thiếu hụt của thành phần khoáng chất có lợi trong nước. Mọi người nên sử dụng nước có giá trị TDS ở ngưỡng vừa phải, xung quanh khoảng giá trị 175.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyên rằng người dân chỉ cần thật sự cảnh giác khi giá trị TDS của nước vượt ngưỡng 500. Khi đó, nước không được coi là nước bẩn như nhiều người vẫn nhầm lẫn. Nguyên do thực sự đằng sau điều này là giá trị TDS cao là một chỉ điểm cho thấy sự có mặt của một số chất rắn hòa tan có hại cho cơ thể đã vượt ngưỡng cho phép.
Một số dòng máy lọc nước trên thị trường cho nước đầu ra có giá trị TDS cao hơn các dòng khác. Điều này không có nghĩa là nước sau khi lọc là nước bẩn. Thay vào đó, điều đó cho thấy nước vẫn giữ lại được các khoáng chất hòa tan có lợi cho sức khỏe mà không vượt ngưỡng cho phép.
Sai lầm về máy lọc nước số 2: máy lọc nước càng có nhiều lõi thì lọc càng sạch
Nhiệm vụ của máy lọc nước là lọc sạch các chất bẩn có mặt trong nước. Để thực hiện điều này, các máy cần được trang bị hệ thống lõi lọc. Chính vì điều đó, có một niềm tin sai lầm về máy lọc nước xuất hiện. Đó là, máy càng có nhiều lõi thì lọc nước càng sạch.
Hiện nay, trên thị trường có 2 công nghệ lọc chủ yếu là nano và RO. Cấu tạo máy lọc nước nano có nhiều sự ưu việt để giảm bớt số lượng lõi lọc. Cụ thể, đối với công nghệ lọc RO, khoảng cách giữa các hạt vật liệu lọc rất lớn, lên tới vài micron. Do đó, cần có nhiều lõi trợ lọc để đảm bảo độ sạch của nước. Hơn nữa, nhiều gia đình lựa chọn lõi tạo khoáng để bổ sung khoáng chất cho nước. Điều này làm tăng số lượng lõi lọc và cả chi phí duy trì mà các gia đình phải bỏ ra. Theo báo VnExpress phân tích, các lõi trợ lọc nếu không được thay thường xuyên còn là nguyên nhân làm nước bị nhiễm bẩn trở lại.
Trái ngược với công nghệ RO, lõi lọc công nghệ nano có các hạt vật liệu lọc có khoảng cách rất bé, chỉ bằng 1/1000 micron. Nhờ đó, mọi chất bẩn gây ô nhiễm đều được giữ lại trên màng lọc, và giảm được số lượng lõi trợ lọc. Các khoáng chất cần thiết vẫn được giữ lại trong nước, nhờ đó các máy này không cần lõi tạo khoáng.
Vì những lý do ở trên, có thể thấy số lượng lõi lọc không tỷ lệ thuận với khả năng lọc sạch của máy.
Sai lầm về máy lọc nước số 3: nước uống phải là nước tinh khiết
Chất lượng nước uống liên quan mật thiết tới sức khỏe. Do đó, nhiều người tin rằng nước tinh khiết là lý tưởng để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, đây là một sai lầm về máy lọc nước rất phổ biến.
Đa phần người dân đã bị nhầm lẫn giữa “nước sạch” và “nước tinh khiêt”. Nước sạch là nước mà nồng độ của các thành phần trong đó đều ở mức an toàn. Nước tinh khiết là nước đã được lấy đi gần như 100% thành phần các chất có hại và cả có lợi trong nước. Giá trị TDS của nước tinh khiết cũng ở mức rất thấp.
PGS. Trần Hồng Côn – công tác tại khoa Hóa – Đại học Khoa học Tự nhiên đã chia sẻ về điều này. Theo PGS., nước tinh khiết đã loại bỏ tất cả vi chất và muối khoáng có mặt trong nước tự nhiên. Lâu ngày, người sử dụng sẽ bị thiếu vi chất và muối khoáng. Từ đó, các vấn đề sức khỏe có thể phát triển.
Khi sử dụng máy lọc nước, bạn hãy lựa chọn các dòng máy:
- Lọc sạch các thành phần có hại trong nước
- Vẫn giữ được các thành phần khoáng chất tự nhiên
Đến nay, công nghệ nano hoàn toàn có thể đảm bảo được điều này.
Sai lầm về máy lọc nước số 4: máy lọc nước phải có điện mới lọc sạch được nước
Ngày nay, điện năng là yếu tố không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Điện hỗ trợ gần như mọi hoạt động của con người.
Vì lý do đó, rất nhiều người dân có thêm một sai lầm về máy lọc nước tiếp theo. Đó là: máy lọc nước phải có điện mới lọc sạch được nước. Tuy nhiên, có thật là điện giúp cho công nghệ lọc trở nên tân tiến hơn hay không?
Sự khác biệt chủ yếu giữa máy lọc công nghệ nano và RO nằm ở các lõi lọc. Cấu tạo máy lọc nước RO bao gồm rất nhiều lõi phụ trợ. Để nước có thể đi qua các lõi trợ lọc này, cần có máy bơm để tạo ra lực đẩy. Nhờ đó, nước đầu vào đi qua một loạt các màng lọc. Các thành phần khác trong nước bị giữ lại, và chỉ có phân tử nước được đi qua và là thành phần duy nhất trong nước đầu ra. Đây cũng là lý do mọi người tin rằng công nghệ RO tạo ra nước tinh khiết.
Trái lại, khoảng cách chỉ một phần ngàn micron giữa các vật liệu lọc nano tạo ra một lực hút rất lớn. Hàng tỷ khe rãnh nano trong lõi lọc giúp hấp phụ tất cả chất bẩn, vi khuẩn và virus. Các phân tử nước và khoáng chất có lợi không bị giữ lại mà vẫn đi qua các màng lọc. Nhờ tính năng hút rất mạnh, các máy lọc này không cần dùng điện.
Do đó, trái với niềm tin thông thường, máy lọc không dùng điện vẫn lọc sạch được nước, thêm vào đó:
- Tiết kiệm điện
- Đảm bảo an toàn điện
- Cung cấp nước ngay cả khi mất điện
Sai lầm về máy lọc nước số 5: thử điện phân có thể biết được nước sạch hay bẩn
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều người dân đã bị lừa đảo khi mua máy lọc nước. Tiểu xảo lừa đảo được đưa ra là “thử nước bằng điện phân”.
Thủ đoạn lừa đảo thử nước bằng điện phân
Cụ thể, một nhóm người tự xưng là nhân viên tiếp thị (NVTT) sẽ đi đến các gia đình và doanh nghiệp. Tại đó, họ đưa ra một thiết bị nhỏ như bao thuốc lá, gọi là “máy điện phân”. Chiếc máy này có 4 cực. 2 cực được nhúng vào nước của chủ nhà, và 2 cực được nhúng vào nước họ mang theo. Chỉ sau vài giây, nước của chủ nhà chuyển màu sang da cam và nâu. Trong khi đó, mẫu nước mà NVTT mang theo không đổi màu. NVTT còn nhiệt tình đề nghị chủ nhà tự tay thử để xác thực.
Lợi dụng tâm lý hoang mang của người dân, NVTT mời chào họ mua nước đóng bình và máy lọc nước. Sau một thời gian, công ty lừa đảo tuyên bố rằng họ hết hàng. Nếu chủ hộ ứng trước tiền, họ sẽ được công ty ưu tiên. Sau khi nhận được tiền đặt cọc, những người cung cấp này lập tức biến mất.
Thử nước bằng điện phân không thể xác định nước sạch hay bẩn
Báo Người Lao Động đã có bài viết để làm rõ vấn đề này. Theo đó, thủ đoạn lừa đảo này hoàn toàn dựa vào các quy tắc hóa lý thông thường. Cụ thể, màu cam và nâu của nước được tạo ra do các ion Fe3+ tạo ra từ 2 điện cực bằng sắt (gọi là a-nốt).
Thông thường, nước tại các hộ gia đình có hàm lượng chất khoáng hòa tan cao. Nhờ đó, nước có độ dẫn điện cao và làm tăng tốc độ phản ứng. Các ion Fe3+ nhanh chóng được tạo ra và tạo màu cam trong cốc nước của chủ nhà. Nếu có đủ lượng Fe3+, nước sẽ chuyển sang màu nâu. Trái lại, mẫu nước thử nghiệm của NVTT có chứa rất ít lượng chất khoáng hòa tan. Điều này làm cho nước có độ dẫn điện thấp. Mẫu nước này không hề có màu do sự vắng mặt của ion Fe3+. Nếu quá trình thử nghiệm diễn ra trên 1 phút, mẫu nước này mới đổi màu.
TS. Nguyễn Hoàng Nam – công tác tại Trung tâm Khoa học Vật liệu – Khoa Vật lý – ĐH Quốc Gia HN đã phát biểu về điều này. Theo đó, biện pháp điện phân không thể xác định liệu một mẫu nước có chứa chất độc hay không. Cần nhiều thí nghiệm khác nhau để có thể kết luận về chất lượng của một mẫu nước nhất định.
Do đó, bạn và gia đình cần hết sức cảnh giác đối với các đối tượng NVTT vẫn đang tìm kiếm những người dân chất phác để trục lợi.
Kết luận
Như vậy, bạn đã biết tới 5 sai lầm về máy lọc nước hết sức phổ biến năm 2020. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè để tất cả mọi người hiểu rõ hơn về máy lọc nước nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với Sunny-Eco qua hotline 1900 636587 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ của Sunny-Eco. Hoặc, bạn có thể đến thăm showroom của Sunny-Eco tại số 173 – ngõ 279 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội để nhận được sự tư vấn trực tiếp và chuyên nghiệp nhất!
Xem thêm:
>> Máy lọc nước công nghệ nano Sunny-Eco
>> Kinh nghiệm mua máy lọc nước: những tiêu chí mà bạn cần cân nhắc
>> Lọc nước sinh hoạt không dùng điện: 3 sản phẩm ưu việt từ Sunny-Eco