Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Cẩm nang thông tin về bệnh đau mắt hột mới nhất 2019
Đau mắt hột là tình trạng mắt gặp phải những tổn thương, ảnh hưởng lớn tới khả năng nhìn của người bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh này rất dễ lây lan, để lại những hậu quả khôn lường cho sức khỏe của mắt.
1. Đau mắt hột nghĩa là gì? Có lây không?
Đau mắt hột nghĩa là gì?
a. Thế nào là đau mắt hột?
Đau mắt hột được hiểu là việc mắt bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh. Lúc đầu, việc đau mắt này chỉ là cảm giác ngứa nhẹ, có kích ứng mắt. Tuy nhiên, sau đó ở mí bắt đầu sưng, chảy mủ ra. Nếu không được chữa trị kịp thời thì rất dễ gây mù lòa.
b. Bệnh có lây không?
Bệnh có thể lây qua khi tiếp xúc với mắt, mí mắt hay mũi hoặc cổ họng ở các bệnh nhân nhiễm căn bệnh trên. Ngoài ra, việc dùng chung dụng cụ cá nhân cũng làm gia tăng nguy cơ mắc đau mắt hột.
2. Các giai đoạn của đau mắt hột
Các giai đoạn của bệnh
Có 5 giai đoạn của đau mắt hột, hãy nhìn vào bảng thống kê sau:
STT | Tên giai đoạn | Mô tả diễn biến bệnh lý |
1 | Viêm, nang | Là giai đoạn đầu của bệnh, nhiễm trùng mới tiến triển. Mắt người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nang hoặc các mụn nhỏ chứa tế bào lympho. Tuy nhiên, chỉ có thể phát hiện bằng cách soi kính phóng đại mới thấy những tế bào đó ở mặt trong mí mắt |
2 | Viêm – cường độ cao | Là giai đoạn dễ gây lây lan nhất. Mắt cùng mí mắt trở lên dày hoặc sưng, cảm giác rất khó chịu |
3 | Sẹo hóa mí mắt | là giai đoạn nhiễm trùng lặp đi lặp lại dẫn tới sẹo hóa ở mí mắt bên trong. Những vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng những vạch trắng nếu quan sát, kiểm tra bằng kính phóng đại.
Lúc này, mí mắt có thể bị biến dạng, lộn ngược vào trong |
4 | Lông mi mọc ngược | Ở giai đoạn này, lớp lót bên trong của mí mắt bị biến dạng nghiêm trọng khiến lông mi mọc ngược vào trong, chà xát và gây trầy xước bề mặt bên ngoài |
5 | Giác mạc | Là giai đoạn cho thấy bệnh đã tiến triển nặng, giác mạc bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các vùng viêm ở khu vực dưới mí mắt trên gây nên.
Tình trạng viêm kéo dài liên tục kết hợp với khả năng gây trầy xước do lông mi lộn ngược vào trong. Từ đó, dẫn đến bộ phận giác mạc bị mờ, đục hẳn |
3. Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh
a. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung ở vài nguyên nhân chính sau đây:
+ Do điều kiện sống thấp, ô nhiễm không khí sẽ rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh
+ Vệ sinh cá nhân kém, đặc biệt là ở vùng mắt
+ Do tuổi còn nhỏ, từ 4-6 tuổi dễ mắc bệnh nhất
+ Sống ở nơi chật hẹp là nguyên nhân gây bệnh cao
Vệ sinh kém là nguyên nhân gây đau mắt hột
b. Triệu chứng
Người ta phân triệu chứng đau mắt hột ra làm 2 loại: Triệu chứng cơ năng và thực thể
– Triệu chứng cơ năng: Người bệnh thấy ngứa nhẹ, mắt bị kích ứng, chứa chất nhầy. Mí mắt sưng, rất nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt kéo dài.
– Triệu chứng thực thể: Thẩm lậu kết mạc, có hiện tượng nhú gai, hột, xuất hiện màng máu giác mạc. Nổi sẹo, lõm hột trên giác mạc
c. Biến chứng
Một số biến chứng nếu bị bệnh đau mắt có hột là: Viêm kết mạc bờ mi, sẹo tại mí mắt trong, biến dạng mí, sẹo giác mạc, lông xiêu, quặm, viêm loét giác mạc, bị khô mắt
4. Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
a. Điều trị
Hiện nay, có các cách điều trị đau mắt hột như sau:
– Dùng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn như azithromycin, Erythromycin 250mg hoặc dùng thuốc mỡ Tetracyclin.
– Phẫu thuật: Tiến hành mổ quặm
– Dùng các dụng cụ, đồ bổ trợ: Nước mắt nhân tạo, vitamin
Dùng thuốc tra mỡ để chữa bệnh
b. Phòng ngừa
Hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh chỉ với các biện pháp sau:
- Cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường: Dùng nước sạch, diệt ruồi muỗi
- Nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, không dùng chung dụng cụ như khăn…
- Quản lý chặt chẽ và xử lý tốt chất thải
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bệnh đau mắt hột. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay sau khi đọc xong bài viết trên!
TIN LIÊN QUAN:
Sốt phát ban: Định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa
Sốt xuất huyết: những nguy cơ đến từ vật chứa nước trong nhà