Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Da khô: 10 nguyên nhân phổ biến có thể bạn chưa biết
Da khô là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng này là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần nắm rõ những nguyên nhân phổ biến khiến da khô để có thể kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý.
Mùa đông đang hiện diện trên khắp miền Bắc. Trong những ngày này, bạn có gặp phải tình trạng nẻ môi và da thô ráp hay không? Nếu có, điều này là hết sức bình thường. Tuy nhiên, da khô là một hiện tượng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Mùa đông chỉ là một trong 10 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Bạn hãy đọc danh sách dưới đây để nắm bắt rõ hơn về những yếu tố khiến cho da mình bị khô nẻ nhé!
1. Da khô do độ ẩm xuống thấp vào mùa đông
Vào mùa đông, độ ẩm của không khí thường xuống thấp. Điều này khiến cho da khó có thể giữ được độ láng mịn như trong những ngày hè.
Khi không khí bên ngoài lạnh và khô, nước trên da bốc hơi nhanh hơn. Bạn sẽ nhận thấy da của mình như bị căng ra và khô ráp. Ở một số người, da của họ còn bị mất nước nặng và xảy ra sự bong tróc. Trên thực tế, vào mùa đông, da mất đi 25% khả năng giữ ẩm. Do đó, đây không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trong những ngày này, bạn hãy chú ý dưỡng ẩm cho da để luôn duy trì làn da khỏe mạnh nhé!
2. Da khô do máy sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ
Máy sưởi là một nguyên nhân khác khiến cho da mất nước và thô ráp. Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ. Điều này giúp cho tất cả mọi người cảm thấy ấm áp và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, không khí khô trong nhà có thể khiến cơ thể bị mất nước. Bên cạnh tình trạng khô nẻ của da, bạn còn gặp phải một số vấn đề sau:
- Môi khô nẻ
- Khô mũi
- Chảy máu mũi
- Khô họng
- Khàn giọng
- Đau họng
Do đó, nếu thấy da có hiện tượng bị khô, bạn hãy kiểm tra xem mình có ngồi quá lâu trước máy sưởi và điều hòa không nhé!
3. Da khô do tắm lâu dưới nước nóng
Trong những ngày trời lạnh, việc tắm nước nóng giúp cho cơ thể bạn cảm thấy hết sức khoan khoái. Tuy nhiên, việc để da tiếp xúc với nước nóng quá lâu có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Kết quả là sau khi tắm xong, bạn sẽ cảm thấy da bị căng ra và khô đi nhanh chóng. Thậm chí, điều này còn có thể khiến cho da bị ngứa và kéo theo không ít khó chịu.
Nếu bạn là một người yêu thích bơi lội, bạn cũng cần hết sức chú ý. Các bể bơi thường làm nóng nước vào mùa đông. Sau khi bơi dưới bể, bạn chắc chắn sẽ nhận thấy làn da của mình bị khô nẻ. Hãy chú ý đừng để da tiếp xúc với nước nóng quá lâu vào những ngày này nhé!
4. Da khô do không sử dụng sữa dưỡng thể
Sữa dưỡng thể là một thành phần quan trọng để da của bạn luôn được giữ ẩm đầy đủ. Dù là mùa đông hay mùa hè, bạn luôn cần chú tâm đến việc sử dụng sữa dưỡng thể để giúp cho da láng mịn. Công đoạn này là đặc biệt quan trọng vào những ngày lạnh. Độ ẩm không khí xuống thấp và những nguyên nhân khác sẽ nhanh chóng khiến da của bạn bị mất nước. Nếu không chủ động tìm cách khác để giữ ẩm cho da, bạn sẽ nhận thấy làn da của mình thô ráp và bong tróc nặng nề.
5. Da khô do rửa tay quá nhiều
Đây là một nguyên nhân phổ biến khác làm cho da ở tay mất đi độ ẩm. Nhiều người có thói quen sử dụng xà phòng rửa tay hoặc nước rửa tay khô để làm sạch bàn tay. Đây là một thói quen rất tốt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả những người xung quanh.
Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá thường xuyên với nước, xà phòng và cồn trong nước rửa tay có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Điều này là đặc biệt nghiêm trọng đối với những người phải rửa tay thường xuyên như nhân viên vệ sinh, đầu bếp và nhân viên y tế. Thậm chí, tình trạng nặng hơn có thể xảy ra, như bong tróc da, nứt nẻ, chảy máu và thậm chí là nhiễm trùng. Để hạn chế điều này, nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ, hãy sử dụng găng tay để giảm tối đa sự tiếp xúc trực tiếp của da với chất bẩn nhé. Khi đó, bạn có thể rửa tay bằng nước thường hoặc không cần phải rửa tay quá kỹ. Da của bạn sẽ giữ được độ ẩm tốt hơn.
6. Da khô do dùng sai xà phòng
Một số loại xà phòng có tác dụng tẩy rất mạnh. Các xà phòng khử mùi thường có đặc tính này. Khi sử dụng các loại xà phòng này, bạn có thể loại bỏ mọi mùi hương khó chịu trên cơ thể. Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc đó là bạn cũng từ bỏ lớp dầu tự nhiên có trên da. Điều này khiến cho da bạn bị khô dù số lần bạn sử dụng xà phòng là không nhiều.
Nếu thấy da của mình bị mất đi độ ẩm rõ rệt dù thời tiết không hanh khô, bạn hãy kiểm tra loại xà phòng mà mình đang sử dụng. Sau đó, hãy thử chuyển sang một loại khác có đặc tính nhẹ hơn và hãy chăm chỉ dưỡng ẩm để khôi phục lại tình trạng ban đầu của da.
7. Da khô do cơ thể bị mất nước
Nước thoát khỏi cơ thể của bạn qua quá trình đại – tiểu tiện và qua da. Điều này xảy ra vào cả mùa đông cũng như mùa hè. Trong những ngày lạnh giá, ngay cả khi không đổ mồ hôi, nước vẫn liên tục thoát ra khỏi làn da của bạn.
Cơ thể chúng ta có khoảng 70% là nước. Con số này cho thấy nước đóng một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Khi không có đủ nước, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bên cạnh làn da bị căng và khô ráp, bạn còn gặp nguy cơ bị chóng mặt, mệt mỏi, và suy giảm khả năng nhận thức. Do đó, đừng bao giờ quên việc uống nước đầy đủ để giữ cho cơ thể luôn có đủ nước nhé!
8. Da khô do chế độ ăn thiếu axit béo
Các tế bào trên da bạn được bao bọc bởi một lớp lipit (chất béo). Lipit là yếu tố giúp cho da của bạn mềm mại và linh hoạt. Nếu chế độ ăn của bạn bị thiếu axit béo, bạn sẽ không thể đảm bảo rằng các tế bào luôn có hàng rào lipit khỏe mạnh.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy đảm bảo rằng bản thân có chế độ ăn đủ axit béo. Các thực phẩm giàu omega-3 là lựa chọn tuyệt vời. Bạn đừng nhầm lẫn rằng mọi chất béo đều có hại. Đôi khi, việc thiếu chất béo lại gây ra những tổn hại cho cơ thể như khô da mà bạn không hề hay biết.
9. Da khô do quần áo
Thật bất ngờ phải không? Quần áo có thể là một nguyên nhân khiến cho tình trạng khô nẻ của da trở nên trầm trọng.
Dưới kính hiển vi điện tử, các sợi vải (ví dụ như len) giống như những miếng thép nhỏ. Chúng có thể gây kích ứng da, dẫn tới tình trạng ngứa ngáy và khó chịu. Điều này là đặc biệt trầm trọng ở người có làn da nhạy cảm. Nếu có làn da nhạy cảm, khi chọn loại quần áo có vải gây kích ứng, bạn có thể ngứa ngáy và mất tập trung suốt cả ngày. Thậm chí, da của bạn có thể bị khô ráp và bong tróc. Do đó, bạn hãy đảm bảo rằng mình luôn mặc quần áo được làm từ chất liệu vải an toàn cho da nhé!
10. Da khô do thói quen liếm môi
Liếm môi có thể mang lại cho bạn bờ môi ẩm và dễ chịu tạm thời. Tuy nhiên, khi nước bọt bay hơi, da vùng trên môi và quanh môi sẽ bị khô đi rất nhanh chóng. Điều này thậm chí kích thích bạn liếm môi nhiều hơn. Dần dần, vùng da khu vực môi sẽ càng bị khô và bong tróc nặng nề.
Ngay khi nhận thấy thói quen liếm môi của mình, bạn hãy dừng lại. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng son dưỡng. Điều này sẽ giúp phần da quanh môi được giữ ẩm và không còn đòi hỏi bạn phải bổ sung độ ẩm bằng nước bọt. Hãy luôn chú ý tới thói quen của mình để không để tình trạng da bong tróc xảy ra nhé!
Kết luận
Như vậy, bạn đã biết tới 10 nguyên nhân phổ biến gây khô da. Bất cứ khi nào cảm thấy da có dấu hiệu khô nẻ và bong tróc, bạn hãy nghĩ tới 10 nguyên nhân kể trên. Sau đó, hãy tìm mọi cách có thể để ngăn chặn các nguyên nhân này nhé!
Bạn có biết?
Vị ngon của nước ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen uống nước. Mọi người thường có xu hướng ngại uống nước khi nước có vị nồng, tanh hoặc chát. Điều này có thể khiến cho cơ thể khiến cho cơ thể bị thiếu nước và dẫn tới tình trạng da khô nẻ. Để việc uống nước là một trải nghiệm thích thú, bạn hãy lắp đặt máy lọc nước cho gia đình.
Hiện tại, Sunny-Eco cung cấp rất nhiều máy lọc nước nano với tính năng và dung tích đa dạng. Bạn có thể được đáp ứng mọi nhu cầu về nước khi sử dụng máy lọc nước của Sunny-Eco. Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể đến thăm showroom tại số 173 – ngõ 279 – Đội Cấn – Hà Nội. Hoặc, bạn có thể liên hệ hotline 1900 63 65 87 để được gặp đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và nhiệt tình từ Sunny-Eco. Hãy để Sunny-Eco đồng hành cùng gia đình bạn nhé!
Xem thêm:
>> Da xấu: 8 lý do gây hại cho da có thể bạn chưa từng nghĩ tới
>> Nẻ môi: những nguyên nhân có thể bạn chưa hề biết tới
>> Cách trị nẻ môi hiệu quả: những phương pháp tạm thời và dài lâu