Nẻ môi: những nguyên nhân có thể bạn chưa hề biết tới

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nẻ môi

Nẻ môi là tình trạng sức khỏe gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho mọi người. Vậy, tình trạng này được gây ra từ những nguyên nhân gì?

Thời gian gần đây, nhiều tỉnh thành đang bước vào thời kỳ chuyển mùa. Tiết trời hanh khô là nguyên nhân gây ra nhiều thay đổi cho cơ thể. Có lẽ, môi bị khô nẻ là tình trạng thường gặp nhất. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nhận thấy môi mình bị nẻ ngay cả vào các thời điểm khác trong năm hay chưa? Nếu có, vậy những nguyên nhân gì gây ra tình trạng này?

Hãy đọc các thông tin sau đây để cùng tìm hiểu nhé!

1. Nẻ môi do thời tiết

Nẻ môi do thời tiết

Độ ẩm có xu hướng giảm dần khi trời bước vào thu và chuyển sang đông. Không khí thường hút độ ẩm từ da, do đó mọi người thường gặp tình trạng môi khô khi trời chuyển lạnh. Điều này cũng lý giải tại sao những người sống ở vùng nóng thường không hay gặp phải tình trạng này.

Khi môi khô, bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp để giải quyết tình trạng này. Khi kéo dài lâu, các vết bong tróc có thể dần xuất hiện trên môi và gây cho bạn nhiều đau đớn.

2. Nẻ môi do thói quen liếm môi

Môi khô nẻ do thói quen liếm môi

Khi môi của một người bị khô, người đó thường vô thức liếm môi để cung cấp cho môi thêm độ ẩm. Tuy nhiên, cách thức này chỉ là một phương pháp giải quyết tạm thời cho tình trạng môi khô nẻ. Thậm chí, việc liếm môi liên tục còn làm cho tình trạng thêm tồi tệ. Nước bọt bay hơi sẽ lấy mất độ ẩm từ bề mặt môi. Điều này tiếp tục kích thích việc liếm môi, và cứ thế, môi nhanh chóng bị khô nẻ.

Nếu không có biện pháp giải quyết hiệu quả, môi bạn có thể bị khô nẻ nặng nề, dẫn đến bong tróc da, thậm chí chảy máu và viền môi bị rát. Hãy bỏ ngay thói quen liếm môi và tìm cách giải quyết phù hợp nhé!

3. Nẻ môi do các thành phần từ son dưỡng

Son dưỡng có thể gây nẻ môi

Một số dòng son môi và các sản phẩm tương tự có thể khiến tình trạng môi khô của bạn thêm tồi tệ. Các thành phần trong son gây ra vấn đề này bao gồm:

  • Chất làm ẩm, chẳng hạn như glycerin
  • Long não
  • Tinh dầu bạc hà
  • Phenol

Các chất làm ẩm có tác dụng ngừa mất nước ở môi. Với nhiều người, đây là cứu tinh tuyệt vời khi tình trạng khô môi bắt đầu xảy ra. Tuy nhiên, một số người lại có thể bị dị ứng với chính các thành phần này trong son dưỡng. Đó là lí do vì khi một người vô tình sử dụng các sản phẩm có chứa chất gây dị ứng với mình, môi người đó càng khô hơn, thậm chí nứt nẻ và bong tróc.

4. Nẻ môi do tiếp xúc lâu với nắng

Tiếp xúc lâu với nắng

Việc tiếp xúc lâu với tia cực tím có thể gây ra thương tổn đáng kể cho môi, khiến môi bị khô nẻ. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý tới việc sử dụng kem chống nắng và vitamin C trước khi đi ra ngoài lúc trời nhiều nắng.

5. Do dùng một số loại thuốc

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc nhất định có thể gây ra tình trạng khô môi. Cụ thể, các loại thuốc đó bao gồm:

  • Thuốc khác histamin
  • Thuốc sử dụng trong quá trình hóa trị
  • Thuốc lợi tiểu

Các thuốc này có thể có tác dụng phụ là gây mất nước cho cơ thể.

Bên cạnh đó, một số thuốc trị mụn tại chỗ có thể chứa các thành phần như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide. Khi tiếp xúc trực tiếp với môi, các chất này có thể khiến môi bị khô và dẫn đến nứt nẻ.

Kết luận

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho môi của bạn bị khô và nẻ. Bạn không nên chủ quan rằng đây chỉ là một tình trạng gây ra do thời tiết chuyển mùa. Hãy chú ý tới cả những tác nhân kể trên để có thể loại bỏ tối đa những yếu tố gây khô nẻ cho môi, và từ đó có thể chăm sóc môi hiệu quả nhé!

Xem thêm: >> Cách trị nẻ môi hiệu quả: những phương pháp tạm thời và dài lâu