Sửa máy lọc nước tại nhà

Sửa máy lọc nước

Máy lọc nước sau thời gian dài sử dụng thường phát sinh những hư hỏng hoặc hoạt động không ổn định như ban đầu. Máy lọc nước hỏng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Để xử lý những lỗi của máy lọc nước thường phải có kiến thức và kinh nghiệm, đặc biệt đối với các dòng máy R.O. Điều quan trọng nhất là xác định đúng bệnh của máy, việc nay sẽ giúp bạn tiết kiềm thời gian và chi phí khá nhiều trong quá trình sửa chữa.

Những vấn đề thường gặp của máy lọc nước thường là:

  • Máy không ra nước lọc, bị tắc
  • Có tiếng kêu tạch tạch (đối với dòng R.O)
  • Máy lọc nước bị rò nước tại vòi, tại khóa/khẩu chia nước
  • Máy lọc nước ra nhiều nước thải (đối với dòng R.O)
  • Máy lọc nước không ra nước thải (đối với dòng R.O)
  • Máy lọc nước không tự động ngắt
  • Sửa bơm máy lọc nước (đối với dòng R.O)
  • Máy lọc nước không vào điện (đối với dòng R.O)
  • Máy lọc nước bị e khí
  • Các van điện bên trong bị chập cháy (đối với dòng R.O)
  • Nước tinh khiết ở vòi chảy yếu, không thành dòng (đối với dòng R.O)
  • Nước tinh khiết uống không ngon hoặc có mùi lạ

Các bước sửa chữa máy lọc nước

Bước 1. Nắm rõ cấu trúc và chức năng các linh kiện

Để có thể xác định cụ thể máy bị hỏng ở đâu và thực hiện sửa chữa thì người dùng cần hiểu rõ về máy lọc nước mình đang sử dụng. Cấu trúc hoạt động của máy. Chức năng của từng linh kiện, phụ kiện máy. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra lỗi và sửa chữa.

Thông thường máy lọc nước được chia thành 2 dòng, máy lọc nước công nghệ Nano/Ultra và máy lọc nước công nghệ R.O. Đối với mỗi dòng máy thì cấu trúc và chức năng các linh kiện sẽ khác nhau.

Máy lọc nước công nghệ Nano/Ultra sẽ có từ 3 đến 5 lõi và các phụ kiện khác như vòi, khẩu/khóa chia nước, đồng hồ, cút nối ….dòng máy này sẽ đơn giản hơn khi sửa chữa do công nghệ mới hơn, khả năng lọc mạnh mẽ nhưng cấu trúc lại hết sức đơn giản.

Máy lọc công nghệ R.O thì sẽ phức tạp và khó khăn hơn do nhiều linh kiện, nhiều lõi, bình chứa, có máy bơm và các van điện tử khác. Công nghệ cũ của R.O. mang theo khá nhiều phiền nhức khi vận hành. Cấu trúc phức tạp làm khó khăn cho cả những thợ sửa kinh nghiệm.

Bước 2. Xác định rõ vấn đề của máy

Trên cơ sở những lỗi thường gặp, có thể xác định vấn đề với từng lỗi như sau:

  • Máy không ra nước lọc, bị tắc: (Với máy Nano/Ultra) kiểm tra lại thời hạn thay lõi lọc. Nếu lõi đã quá hạn cần thay ngay do các lõi đã hết tác dụng. Với máy R.O.: Kiểm tra hạn thay lõi, kiểm tra điện, kiểm tra bơm, kiểm tra bình áp….
  • Có tiếng kêu tạch tạch (đối với dòng R.O): kiểm tra bơm, bình áp
  • Máy lọc nước bị rò nước tại vòi, tại khóa/khẩu chia nước: tìm vị trí nước bị rò rỉ, thay linh kiện
  • Máy lọc nước ra nhiều nước thải (đối với dòng R.O): Kiểm tra thời hạn thay lõi, kiểm tra bơm, kiểm tra van nước thải…
  • Máy lọc nước không ra nước thải (đối với dòng R.O): Kiểm tra van nước thải
  • Máy lọc nước không tự động ngắt: Kiểm tra van điện từ
  • Sửa bơm máy lọc nước (đối với dòng R.O): Kiểm tra điện, bơm
  • Máy lọc nước không vào điện (đối với dòng R.O): Kiểm tra adaptor, bơm
  • Máy lọc nước bị e (air) khí: xả air khí
  • Các van điện bên trong bị chập cháy (đối với dòng R.O):
  • Nước tinh khiết ở vòi chảy yếu, không thành dòng (đối với dòng R.O): Kiểm tra bình áp
  • Nước tinh khiết uống không ngon hoặc có mùi lạ: Kiểm tra thời hạn thay lõi, kiểm tra bình áp (đối với máy R.O)

Bước 3. Thực hiện sửa chữa

Sau khi xác định được các vấn đề của máy, người dùng cần thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện hỏng. Để thực hiện cần có các dụng cụ sửa như kìm, tuốc – nơ – vít, tay mở máy lọc… Khi sửa chữa cần lưu ý các vấn đề an toàn như: ngắt nước nguồn tránh rò rỉ, ngắt điện máy tránh giật điện.

Đối với những linh kiện/phụ kiện hỏng nên thực hiện thay thế chứ không nên tự sửa do có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy và chất lượng nước.