Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
10 câu hỏi khi dùng Máy lọc nước RO
10 câu hỏi khi dùng Máy lọc nước RO
Những vấn đề thường gặp phải khi sử dụng máy lọc nước R.O. luôn làm người dùng khó chịu. Sau đây là 10 câu hỏi khi dùng máy lọc nước R.O. chúng tôi hay nhận được nhất từ các khách hàng. Cùng xem câu hỏi và câu trả lời.
1. Máy lọc nước RO cho nước uống trực tiếp không?
Nước uống luôn liên quan đến việc xử lý vi sinh vật. Nhằm diệt khuẩn trong nước có nhiều phương pháp khác nhau như đun sôi, dùng tia cực tím, Nano Bạc, xử lý Ozone…
Trong đó, màng RO là cách khác để tách vi khuẩn, kích thước siêu nhỏ để vi khuẩn có kích thước nhỏ đều bị chặn ở bên ngoài rồi thải ra theo đường nước thải.
Đặc biệt công nghệ RO hiện nay đều đảm bảo chất lượng tuyệt vời, ngoài loại bỏ vi khuẩn máy còn giúp loại bỏ chất độc hại trong nước như thủy ngân, asen, chì ra khỏi nước đảm bảo nguồn nước chất lượng hơn.
Chính vì vậy mà nước khi qua màng lọc RO là đã có thể uống trực tiếp mà không cần phải đun sôi lại.
2. Phần nước thải có sử dụng được không?
Loại nước này có thể sử dụng được. Nhưng cần nhớ đây là nước thải của màng RO chứ không phải nước thải thông thường. Bởi lẽ, màng RO đứng ở vị trí thứ 4 trong hệ thống lõi lọc máy lọc nước RO.
Nước khi vào máy đã qua hệ thống lõi lọc thô sau đó mới đến màng RO. Tuy nhiên, khi vào đến lõi lọc R.O thì phần nước sạch sẽ chảy qua màng, chất bẩn sẽ theo nước thải ra ngoài do đó nồng độ chất bẩn sẽ cao hơn rất nhiều.
Ví dụ độ cứng sẽ cao hơn, vi khuẩn và vi rút sẽ nhiều hơn. Không nên sử dụng nước thải.
3. Nước qua máy lọc RO có bị thiếu khoáng không?
Nếu như uống nước tinh khiết nhiều sẽ gây thiếu vi chất. Nhưng ở những loại máy lọc hiện đại, nhà sản xuất đã khắc phục được tình trạng này. Những lõi lọc sau màng RO có chức năng cân bằng độ pH, có chức năng bổ sung những vi khoáng cần thiết cho cơ thể.
Tốt nhất là nên sử dụng nước có khoáng chất, nước có khoáng chất sẽ giúp cho cơ thể hoạt động tốt hơn.
4. Bao lâu phải thay lõi lọc?
Thông thường, lõi lọc số 1 (5 mcron) – 3 tháng, lõi lọc số 2 (than hoạt tính)- 6 tháng, lõi lọc số 3 (1 micro) – 6 tháng, màng lọc RO – từ 24 đến 36 tháng, màng lọc T33 – từ 12 đến 24 tháng.
Khi sử dụng, người dùng căn cứ vào thời gian thông báo nhà sản xuất và thực tế sử dụng để biết được thời gian thay lõi lọc phù hợp. Tuổi thọ của lõi lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như công suất sử dụng, chất lượng nước đầu vào… Vì thế nên căn cứ vào quá trình sử dụng để có được quyết định phù hợp.
5. Nên mua máy lọc nước RO bao nhiêu cấp lọc?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy có nhiều lõi lọc, có thể lên đến 10 lõi lọc. Trên thực tế, các máy lọc nước RO chỉ có 5 cấp lọc. 5 cấp lọc này có tác dụng làm sạch nước, loại bỏ tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn… Còn lại, những lõi lọc sau chỉ có chức năng bổ trợ cho máy chứ không có chức năng lọc. Các lõi lọc sau giúp: bổ sung khoáng chất, cân bằng độ PH, tạo vị ngọt,…
Nếu bạn chỉ muốn một thiết bị lọc sạch nước thì chỉ cần máy lọc nước 5 cấp (5 lõi lọc) là đủ. Các lõi khác thực sự không cần thiết do các khoáng chất nhân tạo cũng chỉ gồm 1 số chất như Canxi, Magiê. Các lõi tạo vị, lõi hoạt hóa đều làm nước trở nên nhân tạo khác với vị tự nhiên vốn có.
Ngoài ra nhiều lõi cũng làm lãng phí tiền của người dùng.
6. Có thể tự vê sinh màng RO không?
Màng lọc nước RO có kích thước khoảng 0,001 micro. Không thể tự vệ sinh bằng phương pháp thông thường (mở ra, cọ rửa bằng nước sạch)
Việc xả màng cũng chỉ làm trôi các chất bẩn lơ lửng trong nước, khi màng sử dụng lâu ngày sẽ không thể loại bỏ các cặn bẩn bám trên màng. Việc xục rửa màng chỉ giúp kéo dài thêm tuổi thọ màng 1 thời gian, hiệu quả không cao.
7. Máy lọc nước RO có tốn điện không?
Câu trả lời là có, nhưng tương đối.
Ví dụ: Một người dùng 2 lít nước/ngày và công suất lọc 2 lít nước của máy lọc nước là 0,03 kW điện, cần lọc 33,3 lít nước mới hao phí hết 1 kW điện. Tiền phải trả cho 1 kW điện là 3.500 đồng (phí điện ở nhà trọ).
Như vậy, 1 năm tiền điện dành cho máy lọc nước cho 1 người dùng là: 0,03 kW (điện để lọc 2 lít nước/ngày) x 365 ngày x 3.500 đồng/kW = 38.000 đồng/năm. Nếu nhà bạn có 4 người thì vào khoảng 152.000 đồng/năm, cho thấy dùng máy lọc nước thật sự không hề tốn kém điện.
Tuy nhiên, nếu tính cả nấu ăn thì 1 người có thể lên tới 4-6 lít, lúc đó chi phí 1 năm tiền điện có thể thành 300.000 đ – 450.000 đ/năm. Chưa kể nước thải lên tới 70% lượng nước sử dụng (lọc 1 lít mất ~3 lít).
8. Dùng nước tinh khiết và nước khoáng đóng chai loại nào tốt hơn?
Trả lời: Không có câu trả lời chính xác cho câu này. Tuỳ theo mục đích cũng như nhu cầu sử dụng… mà các loại nước sẽ được lựa chọn khác nhau.
Theo quy định, nước khoáng không được đóng vào bình to, bởi sử dụng lâu hết nước khoáng sẽ biến chất, không có lợi cho sức khoẻ. Mỗi loại nước khoáng cũng chỉ cung cấp một số loại chất khoáng nhất định chứ không phải toàn bộ các chất khoáng mà cơ thể cần. Vì thế sử dụng lâu dài cũng không tốt, thậm chí một số trường hợp nhất định còn nguy hiểm (thừa chất khoáng này nhưng lại thiếu chất khoáng khác).
Về nguyên tắc, nước khoáng chủ yếu được dùng cho những người thiếu khoáng chất. Khi đó phải căn cứ vào từng bệnh cụ thể, để chỉ định dùng các loại khoáng chất khác nhau. Khi cơ thể mất nhiều nước tuyệt đối không nên cho con sử dụng nước khoáng vì nước này có những khoáng chất mà thận của trẻ sẽ không sử lý được. Uống nước khoáng trong một thời gian dài hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển nếu chỉ uống một loại chất khoáng lâu ngày sẽ chỉ được cung cấp một số chất , thiếu những chất khác, sẽ cản trở sự phát triển của trẻ . Đặc biệt không nên lấy nước khoáng để pha sữa cho vì có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian gây nguy hiểm.
Hiện tại, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn phân biệt nước khoáng giải khát và nước khoáng chữa bệnh, nhưng căn cứ quy định về hàm lượng TDS trong nước uống (không quá 1.000 mg/lít), có thể hiểu rằng: Những sản phẩm với hàm lượng DTS dưới 1.000 mg/lít có thể dùng để giải khát thường xuyên, không giới hạn số lượng; Những sản phẩm chứa hơn 1.000 mg DTS/lít có thể dùng để chữa một số bệnh, hoặc bổ sung chất khoáng cho người lao động nặng và vận động viên (vì họ mất một lượng muối khoáng lớn qua mồ hôi). Tuy nhiên, nước này sẽ nguy hiểm cho người bị bệnh thận, sỏi túi mật, ngay người bình thường cũng không nên uống quá 500 ml/ngày.
9. Máy lọc nước RO thải hết bao nhiêu nước cho 1 lít nước lọc được?
Trả lời: Lượng nước thải của máy gấp khoảng 2 lần lượng nước tinh khiết.
Ví dụ với 1 lít nước lọc được thì nước thải ra khoảng 2 lít.
Trong thực tế sử dụng cần phải thường xuyên vệ sinh lõi lọc và màng RO để duy trì chỉ số này. Nếu như hệ thống quá bẩn, ít được vệ sinh, lượng nước thải sẽ nhiều hơn.
10. Máy lọc nước RO sử dụng cho giếng khoan được không?
Lý thuyết cho thấy, nếu sử dụng công nghệ RO thì không cần quan tâm đến nước đầu vào, nước sau lọc vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn để sử dụng. Nhưng chất lượng nước đầu vào thấp sẽ giảm tuổi thọ sử dụng của lõi lọc, sớm thay lõi và màng RO.
Nếu như nước giếng khoan trong có thể sử dụng máy lọc nước công nghệ RO. Những trường hợp nước nhiều cặn bẩn nên lọc qua bể cát trước khi đưa vào trong máy.
Máy lọc RO hoạt động hiệu quả khi chỉ số TDS <250ppm. Trên thị trường hiện nay có màng lọc chuyên dụng để sử dụng cho nguồn nước giếng khoan, quý khách hàng nên tìm hiểu để có được lựa chọn tốt nhất.
10 câu hỏi khi dùng máy lọc nước RO nêu trên có thể chưa phải là tất cả các vấn đề người dùng gặp phải. Tuy nhiên, đây là 10 câu hỏi phổ biến nhất khi sử dụng máy lọc nước RO. Các bản hãy tham khảo thêm các bài viết tại website sunny-eco.
Xem thêm >> Có nên đun sôi nước sau khi lọc qua máy lọc nước?