Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Những đặc trưng kỳ diệu của Nước đem lại
Thật là ngạc nhiên, khi nhìn một người cao to hay một người thấp bé, một người châu Âu hay châu Á hoặc một người ở một Châu lục bất kỳ, lại có một đặc thù chung là cơ thể con người bao gồm chủ yếu là nước. Ở nam giới, tỷ lệ trung bình là 70% và ở nữ là 60% cơ thể. Sự chênh này do tỷ lệ mô mỡ ở phụ nữ lớn hơn. Hàm lượng nước trong cơ thể giảm theo tuổi.
Vì nước chiếm một tỷ lệ vật chất nhiều như thế trong cơ thế, nên nhu cầu nước hàng ngày của con người đóng một vai trò cực kỳ quyết định trong sự sống. Nếu một người có thể sống tới 50 ngày mà không cần ăn, thì không uống nước chỉ chịu đựng được là vài ngày.
Vì nước chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể, cho nên để kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần một nguồn nước sạch và chất lượng: nước sạch vẫn giữ nguyên các khoáng chất của tự nhiên.
Nước đem lại cho con người nhiều lợi ích
Đấy là lý do tại sao việc nghiên cứu về những đặc tính của nước luôn là một vấn đề cấp bách của mọi thời đại và của nhiều nhà bác học.Trong số các nhà bác học nghiên cứu về nước có thể kể đến Jacques Benveniste người Pháp (1935-2004), Tiến sĩ Masaru Emoto người Nhật Bản (1943-2014), Giáo sư Gerald Pollack Washingnton – USA, v.v…
Những đặc trưng kỳ diệu của nước là gì?
Những đặc trưng kỳ diệu của nước là gì?
Không giống như hầu hết các chất lỏng khác, Nước đậm đặc nhất ở 4°C. Khi nóng lên trên 4°C và lạnh đi dưới 4 ° C, nước đều nở ra.
Trong khi đó các chất lỏng khác thì đều nở ra theo chiều tăng nhiệt độ và khi đông lạnh thì đậm đặc hơn so với lúc nóng, do đó chìm xuống dưới.
Ta quan sát thấy một hiện tượng đặc sắc là, nước khi đóng băng ( dạng rắn) thì nở ra và trở nên ít đậm đặc hơn và nổi lên trên tạo ra một lớp cách nhiệt cho các tầng nước ( dạng lỏng) phía dưới.. Nếu như nước đóng băng chìm xuống thì một thảm kịch là băng sẽ từ từ lấp đầy các hồ và đại dương từ dưới đáy nước ở vùng khí hậu lạnh, cá và các loài sinh vật dưới đáy biển không thể sống được. Những vùng băng giá, trên thực tế lớp băng trên mặt có thể rất dầy và cứng, ô tô có thể chạy qua được, còn phia dưới, nước vẫn có nhiệt độ trên 4°C, sinh vật biển vẫn phát triển, các dòng hải lưu vẫn chảy.
Nước có nhiệt dung ( mức nhiệt cần thiết để tăng nước lên 1 độ) đặc biệt cao: cần rất nhiều năng lượng nhiệt để tăng nhiệt độ của nước lên một mức nhất định. Nhiệt dung riêng đạt mức tối thiểu ở 35 ° C. khi nhiệt độ giảm hoặc tăng thì nhiệt dung lại tăng lên, Trái lại, trong khi đó nhiệt dung của hầu hết các chất lỏng khác tăng liên tục theo nhiệt độ.
Nước đặc biệt khó nén. Do đó một khối nước luôn được giữ nguyên về thể tích, dù áp lực bên ngoài tác động vào. Điều này rất có ích trong nhiều giải pháp kỹ thuật.
Tốc độ âm thanh truyền đi trong nước tăng lên với nhiệt độ lên tới 74 ° C, sau đó nó bắt đầu giảm trở lại. Sóng âm thanh vẫn truyền đi trong nước.
Một điều khác biệt nữa là, các phân tử nước khuếch tán dễ dàng hơn ở áp suất thấp, nhưng khó khăn ở áp suất cao hơn.
Ở nhiệt độ và áp suất thông thường trên mặt đất ( 1 at) nước sôi ở nhiêt độ 100° C. Nhưng khi áp suất thấp hơn, nhiệt độ sôi của nước giảm xuống. Điều đó lý giải khi đun nấu ở trên những vùng núi cao hàng ngàn mét, không thể nào luộc chín được trứng.
Không giống như nhiều chất lỏng, nước trở nên ít nhớt hơn, ở áp suất cao hơn.
Điều đáng quan tâm hơn, Phần lớn nước trong cơ thể người khỏe mạnh ở dạng tinh thể lỏng, cũng như collagen và màng tế bào. Những mô này kết hợp với nước có cấu trúc để tạo ra một mạng lưới thông tin đến mọi tế bào. Điều này cho phép chuyển tín hiệu tức thời và thông tin sinh học khác. Nước đảm bảo cho chức năng của DNA hoạt động lành mạnh, duy trì tốt phản ứng enzyme và nhiều chức năng trao đổi chất trong cơ thế.
Nước sạch vẫn giữ khoáng chất thiên nhiên vô cùng quan trọng cho sức khỏe con người là ở đó.
Một trong những phát minh kỳ diệu nữa về tính chất của nước, đó là nước có cấu trúc lục lăng, và gọi đó là nước “sống”, hay là nước nguyên thủy.
Biên soạn: PGS-TS Hà Lương Tín