Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Cần kiểm tra nước sau khi đã sử dụng bộ lọc nước để đảm bảo an toàn
Nguồn nước sạch là yếu tố kiên quyết để bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Chính vì thế, nhiều người đã không tiếc tiền, bỏ ra một khoản phí chẳng hề rẻ nhằm mua được chiếc máy lọc nước an toàn. Từ đó, phục vụ việc lọc nước sinh hoạt trong nhà trở nên hiệu quả, chất lượng hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo, cần phải kiểm tra lại nước sau khi lọc cho cẩn thận, tỉ mỉ. Vậy việc làm này có thực sự cần không?
Bám sát quy chuẩn về nước tinh khiết do Bộ Y Tế quy định khi mua bộ lọc nước
Máy lọc nước sinh hoạt cần kiểm tra nguồn nước sau khi mua
Với máy lọc nước sinh hoạt, khi mua người tiêu dùng cần xem xét, kiểm tra đầy đủ các chứng chỉ về máy để biết có nên mua máy đó hay không. Bởi vì, với dòng máy lọc dùng để đun nấu, pha chế thì chất lượng nước luôn phải đáp ứng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho nước uống trực tiếp .
Do vậy, hãy kiểm tra và đối chiếu với quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT xem chất lượng nước có đạt đúng theo yêu cầu có trong mẫu chuẩn trên hay không khi đi mua bộ lọc nước.
Đánh giá máy lọc nước sinh hoạt theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO)
Máy lọc nước sinh hoạt đánh giá trên tiêu chuẩn của WHO
Theo hướng dẫn từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), chất lượng máy lọc nước sinh hoạt có tốt hay không cần đánh giá trên 2 giai đoạn: Khi mới dùng và sau khi dùng máy được 1 thời gian. Hay nói cách khác, dựa trên hiệu quả xử lý nước khi mới hoạt động và trong quá trình hoạt động xuyên suốt.
Cũng theo WHO, khi kiểm tra chất lượng nước, người ta dựa phần nhiều vào chỉ số TDS (Total Dissolved Solids). Đây là số liệu cho biết tổng số chất rắn hòa tan được, tổng lượng ion mang điện tích. Từ đó, biết được cả khoáng chất, muối hay kim loại chứa trong 1 khối lượng là bao nhiêu ml/l, ppm (đơn vị phần nghìn). Chia sẻ về chỉ số TDS, chuyên gia Bùi Xuân Thành (trưởng bộ môn Kỹ thuật và Công nghệ nước, công tác tại ĐH Bách khoa TP.HCM) nói: “Chỉ tiêu TDS thường được dùng để đánh giá chất lượng của hệ thống lọc hoặc hệ thống xử lý liên quan tới lọc”. Như vậy, chỉ số này hay được các nhà sản xuất, phân phối nước hoặc các cơ quan kiểm tra chất lượng lấy làm thước đi xác định độ nước sạch của nguồn nước cần đo như thế nào? Để rồi đưa ra kết luận, nguồn nước đó có sạch, đảm bảo hay không? Nếu chỉ số TDS vượt mức quy định, đồng nghĩa với việc bộ lọc nước làm việc chưa hiệu quả.
Với quy định từ US EPA, WHO, Việt Nam thì chỉ số TDS không được quá 500mg/lít với nước uống, không quá 1000 mg với nước sinh hoạt. Như vậy có nghĩa là, giá trị TDS càng nhỏ, mức độ nước sạch càng lớn.
Nguồn: Sưu tầm
Tổng hợp: Sunny Eco