Máy lọc nước công nghệ nano Sunny-Eco

Mức độ lọc của loại máy dùng công nghệ nano rất tinh và có khả năng khử khuẩn mạnh. Dù lọc nước rất sạch và có thể uống ngay, nó vẫn giữ nguyên chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/ky-thuat-moi/2008/11/3ba08492/

Thứ sáu, 14/11/2008, 10:19 GMT+                                                

Tác giả Nguyễn Phúc Kỳ Thọ  (Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội)

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hơn một nửa số căn bệnh của con người liên quan tới nước uống kém chất lượng. Trên trái đất không còn nơi nào có nước sạch tự nhiên để có thể uống được. Nhiều dòng sông bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp. Nước mưa chứa các chất thải khí hòa tan. Nước từ các hồ trên núi, hay suối chứa một lượng lớn các chất thải hữu cơ. Các nhà khoa học cho rằng, nước uống chất lượng cao sẽ kéo dài tuổi thọ con người lên 20-25 năm.

Điều đó cho thấy, việc lọc nước để có nước sạch, vô trùng dùng trong ăn uống là một vấn đề quan trọng hàng đầu và hàng ngày của từng người cũng như của cả xã hội và của mọi thế hệ. Tuy nhiên, việc lọc nước phải đạt mục tiêu chất lượng nước sau lọc (máy lọc nước định dùng sẽ lọc được những chất gì trong nước bị nhiễm bẩn) và mức độ thuận tiện trong sử dụng, tính chất thân thiện với môi trường. Thế nhưng, dùng chất liệu lọc như thế nào là tùy thuộc vào điều kiện sống và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Những chất liệu lọc thô sơ như cát, sỏi, than củi chỉ giúp ta khử bỏ những chất bẩn thô, những hạt huyền phù và một phần nhỏ các hợp chất đã kết tủa như sắt, man-gan, còn chất độc hại hòa tan trong nước thì hầu như không lọc được. Sau này, xuất hiện những chất liệu khác như gốm, than hoạt tính (tốt nhất là than dừa), chất liệu nhựa polypropylene, nhựa trao đổi ion… đã giúp cho việc lọc nước khá hơn nhiều. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng ở mức độ giữ lại các hạt chất bẩn có kích thước nhỏ, riêng chất bẩn vi sinh không được lọc tốt.

Do những hạn chế của các chất liệu lọc trên, đã xuất hiện phương pháp thẩm thấu ngược RO, làm sạch nước một cách tinh tế hơn. Đây là phương pháp của Mỹ dùng trong y học để cung cấp nước thực sự tinh khiết. Nước tinh khiết RO hoàn toàn không có vi trùng nhưng đồng thời cũng không có các khoáng chất, nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người.

Cuối thế kỷ 20, công nghệ nano phát triển mạnh mẽ, giúp tạo ra các vật liệu có các hạt hay màng có kích thước vài nanô (một nano bằng một phần tỷ mét). Nếu như than hoạt tính (một dạng cácbon) dùng trong công nghiệp lọc nước có kích thước vài micron, thì kích thước hạt của cácbon nano nhỏ hơn hàng nghìn lần hạt than hoạt tính. Do vậy, khả năng lọc nước của các vật liệu nano thật tuyệt vời. Mức độ lọc của các máy này rất tinh, lọc được các hạt bẩn nhỏ vài nano, khả năng khử khuẩn rất mạnh. Hơn thế nữa, dù lọc nước rất sạch và có thể uống ngay nhưng nó vẫn giữ nguyên những chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Đây là một trong những ưu việt do bản chất của vật liệu nano mới có mà các chất liệu lọc khác không có được.

Sản xuất các chất liệu nano dùng trong lọc nước đòi hỏi phải sạch và có đặc điểm lọc nước không nhờ phản ứng hóa học. Hiện tại, thâm nhập vào thị trường Việt Nam là hai dòng sản phẩm máy lọc nước nano công nghệ của Nga và sản suất tại Nga. Máy lọc nước Magistr dùng chất liệu hạt nano USVR không những lọc các chất kim loại nặng, khử khuẩn, mà có các máy chuyên dụng khử asen (thạch tín) rất tốt ngay cả khi nguồn nước sinh hoạt nhiễm asen ở nồng độ đạt tới 0,2-0,25 mg một lít. Dòng máy lọc nước Duet, Solo sử dụng loại chất liệu nano màng AquaVallis với tốc độ lọc 120-500 lít mỗi giờ.

Các máy lọc nước này không chỉ lọc các chất bẩn vô cơ, hữu cơ mà nó còn có khả năng lọc nước bị nhiễm bẩn vi sinh ở mức cao đạt sạch 100% vô trùng. Những dòng máy này do Công ty Sunny-Eco (Công ty Công nghệ Sinh thái Ánh Dương) ở Hà Nội nhập khẩu

(Điện thoại: 1900 636587; Email: sunn@hotmail.com).

Chính các nhà khoa học Nga sáng chế đã mang sang Việt Nam và giới thiệu sản phẩm này tại thủ đô hồi tháng 3 vừa qua.

 Nguyễn Phúc Kỳ Thọ (Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội)